Công bố từ Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho thấy Hậu Giang nằm trong top 10 địa phương dẫn đầu về hạ tầng số. Nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số, thời gian qua tỉnh đã tổ chức phong trào thi đua “Người dân Hậu Giang tham gia chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số”; Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong delta 2023… Kết quả thực hiện 3 trụ cột Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số 6 tháng đầu năm của tỉnh đạt nhiều kết quả nổi bật: Cổng dịch vụ công trực tuyến đã triển khai tại 100% cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã; app Haugiang có hơn 70.000 lượt tải về; thành lập được 75/75 tổ công nghệ số cộng đồng tại xã, phường, thị trấn và 525 tổ tại ấp, khu vực, với tổng số 3.740 thành viên tham gia; tỷ lệ người dân trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 75%; tỷ lệ hộ gia đình có kết nối internet băng rộng cáp quang đạt 61%; tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 84%...
Tổng quan, đối với xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh DTI năm 2022: thành phố Đà Nẵng xếp thứ nhất, tiếp đó là Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh; Quảng Ngãi có cải thiện vị trí cao nhất (tăng 34 bậc, xếp hạng 26); 9 địa phương dẫn đầu về nhận thức số: Đà Nẵng, Lạng Sơn, Yên Bái, Thanh Hóa, Ninh Bình, Ninh Thuận, Bình Dương, Quảng Ngãi, Lào Cai; 10 địa phương dẫn đầu về hạ tầng số: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Long, Bình Dương, Hậu Giang; 10 địa phương dẫn đầu về nhân lực số: Đà Nẵng, Hà Nam, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Điện Biên, Trà Vinh, Lạng Sơn, Bình Dương, Yên Bái.
Tác giả bài viết: Mỹ Xuyên
Nguồn tin: Báo Hậu Giang
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn