Hội Việt Nam - Liên Bang Nga

 Hội hữu nghị Việt Nam - Liên Bang Nga có 281 hội viên và có 6 chi hội trực thuộc.
Ban Chấp hành khoá III, nhiệm kỳ 2022 - 2027
1. Bà Trần Thị Thu Thủy - Chủ tịch (Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường CĐCĐ Hậu Giang)
2. Ông Hoàng Chí Nguyện - Phó Chủ tịch (Chi Hội trưởng Chi hội Báo HG)
3. Bà Trần Tuyết Hận - Phó Chủ tịch 
4. Ông Lê Bá Răng - UV BCH
5. Bà Lê Thị Thanh Tuyền - UV BCH
6. Bà Trần Thị Xuân Trang - UV BCH
7. Bà Lâm Huỳnh Kim Chi - UV BCH
8. Ông Lê Minh Dũng - UV BCH
           Số lượng Hội viên: 95
            
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LIÊN BANG NGA
VÀ QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên nước: Liên bang Nga
2. Thủ đô: Mát-xcơ-va
3. Các thành phố lớn: Matcova, Sent Peterburg, Kazan, Nizhny Novgorod, …
4. Ngày Quốc khánh: 12 tháng 6 năm 1990 (Ngày Tuyên bố chủ quyền).
5. Quốc ca Quốc ca Liên bang Nga
6. Vị trí địa lý: Nằm ở phía Bắc Lục địa Á-Âu; kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường và địa hình phía Đông tiếp giáp Bắc Thái Bình Dương; phía Tây tiếp giáp với Đông và Bắc Âu; phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng Dương; phía Nam tiếp giáp với các nước Cáp-ca-dơ, Trung Á và Đông Bắc Á.
7. Diện tích : 17.075.400 km(đứng thứ nhất trên thế giới).
8. Khí hậu : Cận Bắc Cực và Ôn đới; nhiệt độ trung bình năm: -1 độ C.
9. Dân số145.885.832 triệu người (Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc 2021).
10. Dân tộcTrên 180 dân tộc, trong đó người Nga chiếm 77,7%, người Tác-ta - 3,7%, người U-crai-na - 1,35%...
11. Ngôn ngữ: Tiếng Nga.
12. Đơn vị tiền tệĐồng Rúp (Rouble)
13. Tôn giáo: Cơ đốc giáo Chính thống (75% dân số), Hồi giáo (5% dân số) và các tôn giáo khác như Phật giáo, Do thái giáo, Tin lành… (số liệu thăm dò dư luận do VSIOM công bố tháng 3/2010)
14. Thể chế Theo Hiến pháp năm 1993, Nga là Nhà nước Pháp quyền Dân chủ liên bang, gồm 83 chủ thể (nước cộng hòa, tỉnh, tỉnh tự trị…). Bộ máy nhà nước được tổ chức theo hình thức Cộng hòa Tổng thống, Tổng thống được trao nhiều quyền hạn.
15. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 30 tháng 1 năm 1950.
II. TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH CỦA LIÊN BANG NGA
Nga là một nền kinh tế hỗn hợp có thu nhập trung bình cao với nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. Quốc gia này có diện tích lớn nhất trên thế giới và là nhà sản xuất dầu lửa lớn nhất. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga vào năm 2020 là 1.483,50 tỷ USD theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới.
Nông nghiệp và lâm nghiệp: Tổng diện tích đất canh tác của Nga ước tính là 1.237.294 Km2, lớn thứ tư trên thế giới. Nga hiện là nước sản xuất lúa mạchkiều mạch và yến mạch đứng đầu thế giới cũng như là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu lúa mạch đenhạt hướng dương và lúa mì lớn nhất thế giới. Trải dài từ biển Baltic đến Thái Bình Dương, Nga là quốc gia có diện tích rừng lớn nhất thế giới, chiếm 1/5 diện tích rừng của thế giới.
Công nghiệp: Sau những biến động từ Thế chiến II, nền kinh tế của Nga thay đổi từ kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa. Các ngành công nghiệp chính: sản xuất xe, thiết bị công nghiệp và vận tải, dầu hỏa, hóa chất, luyện thép, máy công cụ, chế biến thực phẩm, kim loại màu.
Năng lượng: Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới, và được coi là một siêu cường năng lượng. Là một trong các quốc gia có sản lượng khí đốt hàng đầu thế giới, trữ lượng dầu mỏ đứng thứ tám, thứ hai về trữ lượng thang, nhà xuất khẩu khí tự nhiên và nhà sản xuất khí tự nhiên hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, Nga là nước sản xuất điện hàng thứ 4 thế giới và nhà sản xuất năng lượng tái tạo hàng thứ 5 thế giới, gồm năng lượng thủy điện và điện hạt nhân.
Du lịch: Ngành du lịch của Nga tăng trưởng nha chóng được thúc đẩy bởi di sản văn hóa phong phú và sự đa dạng tự nhiên tuyệt vời của đất nước. Tính đến hết năm 2017, LBN đã có 27 di sản thế giới được UNESCO công nhận, trong đó có 16 di sản văn hóa và 11 di sản tự nhiên.
Giao thông vận tải: LBN có hệ thống vận tải đường sắt chỉ đứng sau Hoa Kỳ với tổng chiều dài là 85.500 Km. Nga có tổng cộng 1.216 sân bay và hầu hết các thành phố lớn của Nga có hệ thống giao thông công cộng rất phát triển.
Tổng chiều dài đường thủy nội địa của Nga là 102.000 km, chủ yếu là sông hoặc hồ tự nhiên. Ở phần lãnh thổ châu Âu của đất nước, mạng lưới các kênh đào kết nối lưu vực của các con sông lớn. Các cảng biển lớn của Nga tạo điều kiện thuận lợi giao thương. Hạm đội tàu phá băng của Nga là hạm đội tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới, thúc đẩy việc khai thác kinh tế ở thềm lục địa Bắc Cực của Nga và phát triển giao thương đường biển qua tuyến biển Bắc giữa châu Âu và Đông Á.
Về tổng chiều dài đường ống, Nga chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Hiện tại, nhiều dự án đường ống mới đang được thực hiện, bao gồm các đường ống khí đốt tự nhiên nối đến châu Âu lục địa, và đường ống dẫn dầu đến Viễn Đông và Trung Quốc.
Khoa học, công nghệ và kỹ thuật: LBN là một trong những nước có nền khoa học công nghệ và kỹ thuật vô cùng phát triển. Các thành tựu lớn nhất của Nga thuộc lĩnh vực công nghệ vũ trụ và thám hiểm vũ trụ. Hiện nay Nga là nước phóng vệ tinh lớn nhất và cũng là nước duy nhất cung cấp các dịch vụ du lịch vũ trụ. Nga là nước duy nhất xây dựng nhà máy điện hạt nhân di động và hiện đang là nước đi đầu trong nghiên cứu nhà máy điện hạt nhân thế hệ thứ 5. Nga cũng cho ra đời các thiết kế quân sự mới như máy bay tàng hình Su-57, xe tăng T-14 Armata... Trong lĩnh vực nghiên cứu các nguyên tố siêu nặng, Nga vẫn dẫn đầu thế giới khi lần đầu tiên thực hiện tổng hợp thành công 6 nguyên tố nặng nhất với số nguyên tử từ 113 đến 118. 
III. ĐẶC ĐIỂM VỀ VĂN HÓA, PHONG TỤC TẬP QUÁN
Văn hóa dân gian: Bên cạnh nền văn hóa Slav Chính thống của Người Nga, còn có văn hóa Hồi giáo của người Tatar và Bashkir, nền văn hóa mang đậm ảnh hưởng Phật giáo của các bộ tộc du mục Buryats và Kalmyks, những người Shaman giáo ở cực Bắc và Siberia, hay nền văn hóa của người Finno-Ugric vùng Tây Bắc của Nga và vùng sông Volga.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như: đồ chơi Dymkovo, tranh gỗ Khokhloma, gốm sứ gzhel và tranh sơn mài tiểu họa Palekh chiếm vị trí quan trọng trong nền văn hoá dân gian Nga. Trang phục truyền thống của Nga bao gồm Kaftan, Kosovorotka và Ushanka cho nam giới, Sarafan và Kokoshnik cho nữ giới cùng với các loại giày như Lapti và Valenki.
Kiến trúc: Kiến trúc Nga gắn liền với nền văn hóa với những ngôi nhà gỗ ở miền đồng quê Nga. Kiến trúc Nga kế tục một truyền thống khởi nguồn từ kiến trúc gỗ xa xưa của người Nga (chứa đựng nhiều thành tố bản địa) và từ kiến trúc của nước Nga Kiev (Kievan Rus'), với hai trung tâm là Velik Novgorod và Kiev. Từ thời nước Nga Kiev, Đế chế Byzantine đã có những ảnh hưởng tới kiến trúc và văn hóa Nga. Nói cách khác, kiến trúc Nga phát triển độc lập và chứa những yếu tố mang tính quốc gia và địa phương rất đặc trưng. Một số công trình tiêu biểu như Nhà thờ chính tòa Saint Basil ( kiến trúc Moskva Nga), cung điện Andrei Bogolyubovo (xây từ khoảng năm 1158 – 1165), Nhà thờ chính tòa Thánh Sophia ( kiến trúc Romanesque),… điểm đặc trưng là mái vòm hình củ hành hoặc mẫu mái vòm cupola, màu sắc nổi bậc, tường dày, cửa sổ nhỏ.
Trang phục truyền thống: Từ thế kỷ XVIII trang phục tại nước Nga theo hai xu hướng: Trang phục của các nhà quý tộc theo hướng của phương Tây và trang phục của người dân bình thường thì theo truyền thống. Trang phục truyền thống của người nông dân không chịu ảnh hưởng của luật pháp chính thức, bởi vậy vẫn bảo tồn được cho đến thế kỷ XX. Những nét đặc trưng nhất trong bộ trang phục cổ của Nga: cách cắt may, cách trang trí cùng phong cách thêu, sự đa dạng họa tiết trang trí và kết hợp màu sắc. Trang phục truyền thống của Nga bao gồm Kaftan, Kosovorotka và Ushanka cho nam giới, Sarafan và Kokoshnik cho nữ giới cùng với các loại giày như Lapti và Valenki.
VI. QUAN HỆ HỢP TÁC VỚI VIỆT NAM
Hai nước chúng ta duy trì đối thoại chính trị thường xuyên ở cấp cao và cấp cao nhất, làm sâu sắc hơn hợp tác trong các lĩnh vực thương mại - kinh tế, khoa học - công nghệ và nhân văn. Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh mang tính ổn định và tin cậy. Các hoạt động trên trường quốc tế đang được phối hợp có hiệu quả. Bên cạnh đó, Nga và Việt Nam cũng đang hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc chiến chống lại sự lây nhiễm virus corona mới, bao gồm cả việc tổ chức sản xuất vaccine “Sputnik V” tại Việt Nam.
Theo số liệu của Hải quan Nga, thương mại hai chiều năm 2020 đạt 5,7 tỷ USD, cao hơn 15% so với năm 2019 và 50% so với năm 2016. Xuất khẩu từ Nga sang Việt Nam đạt 1,6 tỷ USD, tăng 43%; xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga đạt 4 tỷ USD, tăng hơn 7% so với năm 2019.
Nga hài lòng ghi nhận hoạt động có hiệu quả của "lá cờ đầu" trong quan hệ hợp tác giữa hai nước ở lĩnh vực dầu khí - Liên doanh Vietsovpetro,  triển khai nhất quán các dự án liên doanh của các công ty Nga AO Zarubezhneft và PJSC Gazprom. Hai nước duy trì cơ chế Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại và Khoa học - Kỹ thuật đồng thời thành lập Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam – Liên Bang Nga nhằm trao đổi biện pháp tăng cường hợp tác và hỗ trợ xúc tiến thương mại, đầu tư cho doanh nghiệp hai nước.
Hợp tác trong lĩnh vực quân sự và kỹ thuật - quân sự ngày càng phát triển, mang tính tin cậy cao, lâu dài và hoàn toàn đáp ứng lợi ích của Nga và Việt Nam.
Giáo dục và đào tạo vẫn là một lĩnh vực hợp tác song phương truyền thống. Năm học 2020 - 2021, Chính phủ Nga đã cấp cho các sinh viên Việt Nam 965 chỉ tiêu theo học tại các trường đại học hàng đầu của Nga. Chính phủ Nga hàng năm dành khoảng 1.000 chỉ tiêu cho việc đào tạo công dân Việt Nam trong các trường đại học của Nga. Bất chấp việc các hoạt động giao lưu văn hóa giảm do đại dịch, năm 2020, hai nước vẫn tiến hành tuần lễ phim Nga tại Hà Nội và tuần lễ phim Việt Nam tại Mát-xcơ-va.
Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ Nhiệt đới Nga - Việt đã hoạt động thành công hơn 30 năm, đây là cơ sở duy nhất, không có mô hình tương tự trên thế giới. Trung tâm tiến hành một loạt các nghiên cứu trong lĩnh vực sinh thái học và dịch tễ học, tích cực tham gia vào cuộc chiến chống lại virus corona.
Một trong những hướng hợp tác quan trọng giữa hai nước là sự phối hợp trên trường quốc tế. Hai nước có lập trường tương tự trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, Nga và Việt Nam hợp tác hiệu quả tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. 
V. MỐI QUAN HỆ HỮU NGHỊ GIỮA HAI NƯỚC
Đối thoại giữa các chính Đảng Nga và Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra thường xuyên và có ý nghĩa. Các sự kiện liên tục được tổ chức theo hình thức song phương và đa phương, trong đó có Diễn đàn “SCO Plus” với chủ đề “Kinh tế vì con người”, bàn tròn “Vai trò của các lực lượng chính trị có trách nhiệm của Nga và ASEAN trong việc tăng cường cấu trúc an ninh và hợp tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Các hoạt động hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước đạt hiệu quả tốt trong thời gian qua, trên cơ sở Kế hoạch Hợp tác liên Bộ Ngoại giao giai đoạn 2021-2022. Bộ Ngoại giao Nga và Việt Nam phối hợp hiệu quả công việc của các cơ quan và tổ chức hữu quan để triển khai các thỏa thuận ở cấp cao và cấp cao nhất, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, thu thập và tổng quát các đề xuất nhằm tối ưu hóa quan hệ song phương.
Ngoại giao công chúng chiếm vị trí đặc biệt trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga - Việt. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hàng chục nghìn công dân Việt Nam đã làm việc và học tập tại nước chúng tôi. Nhờ những kiến thức và kinh nghiệm học được tại các trường đại học Liên Xô và Nga, nhiều người trong số họ đã thành công xuất sắc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Họ đóng vai trò cầu nối giữa Nga và Việt Nam, truyền lại truyền thống hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.
VI. NHỮNG NGÀY LỄ CHÍNH CỦA LIÊN BANG NGA
  • Ngày năm mới, 1 tháng 1
  • Giáng sinh chính thống, ngày 7 tháng 1
  • Lễ hội Maslenitsa, vào tháng 2 hoặc tháng 3, vào tuần trước của Mùa Chay  (theo Lịch Julian)
  • Ngày quốc tế phụ nữ, 8 tháng 3
  • Ngày quốc tế lao động, 1 tháng 5
  • Phục sinh chính thống, vào mùa xuân sau Mùa Chay (theo Lịch Julian)
  • Ngày Chiến thắng, ngày 9 tháng 5 (ngày kỷ niệm chiến thắng trước Đức Quốc xã trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Một cuộc duyệt binh quân sự khổng lồ được tổ chức vào ngày này hàng năm trên Quảng trường Đỏ tại Moskva).
  • Ngày của bảng chữ cái và văn hóa Slavic, ngày 24 tháng 5
  • Ngày nước Nga, ngày 12 tháng 6
  • Ngày Ivan Kupala, ngày 7 tháng 7
  • Ngày Hải quân, chủ nhật cuối cùng của tháng Bảy (lễ kỷ niệm lớn bao gồm diễu hành hải quân ở St Petersburg và Vladivostok)
  • Ngày đoàn kết toàn dân, ngày 4 tháng 11
  • Ngày người bảo vệ Tổ quốc, ngày 23 tháng 2
Nguồn: LÃNH SỰ/ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI LIÊN BANG NGA
 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập36
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm28
  • Hôm nay590
  • Tháng hiện tại30,199
  • Tổng lượt truy cập1,172,394
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây