Hội hữu nghị Việt Nam - Lào có 61 hội viên.
Ban Chấp hành Hội gồm:
TT | Họ và tên | Năm sinh | Chức vụ nơi công tác | Nơi cư trú | Trình độ | Chức vụ nhiệm kỳ (2017- 2022) | |
Văn hóa | Chuyên môn | ||||||
1 | Võ Thành Chính | 1970 | Phó giám đốc Sở Nội vụ | Thị trấn Cây Dương- huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang | 12/12 | Cử nhân | Chủ tịch |
2 | Nguyễn Thị Kim Loan | 1970 | Phó giám đốc Sở Tài Chính | Vị Thủy - Hậu Giang | 12/12 | Cử nhân | Phó Chủ tịch |
3 | Nguyễn Văn Ân | 1961 | Trưởng phòng Nội vụ thành phố Vị Thanh | Phường 4 - Thành phố Vị thanh - Hậu Giang | 12/12 | Cử nhân | Phó Chủ tịch |
4 | Trần Lên Vũ | 1986 | Phó trưởng phòng Sở Nội vụ | Phường 2 - Thành phố Vị thanh - Hậu Giang | 12/12 | Cử nhân | Thư ký |
5 | Nguyễn Thành Trí Thức | 1979 | Chánh Thanh tra Sở Nội vụ | Phường 4 - Thành phố Vị thanh - Hậu Giang | 12/12 | Cử nhân | Trưởng ban Kiểm tra |
6 | Trần Trung Kiên | 1979 | Trưởng phòng Nội huyện Vị Thủy | xã Thạnh Hòa - Phụng Hiệp - Hậu Giang | 12/12 | Cử nhân | UV Kiểm tra |
7 | Trần Học Tiến | 1978 | Chánh văn phòng Sở Tài chính | Vị Thanh - Hậu Giang | 12/12 | Cử nhân | UV Kiểm tra |
8 | Phạm Bách Thắng | 1974 | Trưởng phòng Sở Nội vụ | Quận Ninh Kiều - TP.Cần Thơ | 12/12 | Cử nhân | Ủy viên |
9 | Nguyễn Thanh Hồng | 1960 | Trưởng phòng Nội thị xã Long Mỹ | thị xã Long Mỹ - Hậu Giang | 12/12 | Cử nhân | Ủy viên |
TÀI LIỆU CƠ BẢN
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
--------------------
I. Khái quát chung:
1. Tên nước: Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Lao People’s Democratic Republic)
2. Thủ đô: Viêng-chăn (Vientiane).
3. Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Trung Quốc 416 km; Tây Bắc giáp Mi-an-ma 230 km; Tây Nam giáp Thái Lan 1.730 km; Nam giáp Cam-pu-chia 492 km và phía Đông giáp Việt Nam 2.337,507 km (số liệu của Ủy ban Biên giới Quốc gia tháng 11/2015).
Từ Bắc xuống Nam, Lào có 10 tỉnh có chung đường biên giới với 10 tỉnh của Việt Nam (Phông-xa-li, Hủa-phăn, Luông-pha-bang, Xiêng-khoảng, Bo-li-khăm-xay, Khăm-muồn, Xạ-vẳn-na-khệt, Xả-la-văn, Xê-công, Ắt-ta-pư; các tỉnh của Việt Nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng TRị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum).
4. Diện tích: 236.800 km2
5. Khí hậu: Lục địa, chia làm hai mùa là mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 6) và mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11).
6. Tài nguyên thiên nhiên: Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện.
7. Thu nhập bình quân đầu người: khoảng gần 2.000 USD.
8. Đơn vị tiền tệ: Kíp (Kip).
9. Dân số: trên 6.8 triệu người, mật độ trung bình khoảng 23 người/km2, tỉ lệ tăng dân số trung bình là 2%, tuổi thọ trung bình hiện nay là 61 tuổi.
10. Dân tộc: Lào có 49 dân tộc, có những dân tộc gồm nhiều nhánh tộc và được chia thành 04 nhóm ngôn ngữ: nhóm ngôn ngữ Lào-Thái, nhóm ngôn ngữ Mon-Khơ Me, nhóm ngôn ngữ Mông-Dao, nhóm ngôn ngữ Hán-Tây Tạng.
11. Tôn giáo: Đạo Phật chiếm 85%.
12. Ngôn ngữ: Tiếng Lào.
13. Ngày Quốc khánh: 02/12/1975.
14. Thể chế Nhà nước: Lào đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân, tạo tiền đề để từng bước tiến lên Chủ nghĩa xã hội.
15. Lãnh đạo cấp cao:
- Tổng Bí thư Bun-nhăng Vo-la-chít (được bầu tại Đại hội Đảng X, tháng 01/2016).
- Chủ tịch nước Bun-nhăng Vo-la-chít (được bầu tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Lào khóa VIII tháng 4/2016).
- Thủ tướng Chính phủ Thoong-lun Xi-xu-lít.
- Chủ tịch Quốc hội Pa-ny Ya-tho-tu.
- Bộ trưởng Ngoại giao Xạ-lởm-xay Côm-ma-xít.
II. Tình hình Lào trong thời gian gần đây
- Lào đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ X Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (18-22/01/2016), bầu cử Quốc hội khóa VIII và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (20/3/2016), Đại hội lần thứ X Mặt trận Lào xây dựng đất nước (08-10/6/2016).
- Kinh tế Lào tiếp tục giữ được đà tăng trưởng khá; GDP liên tục đạt khoảng 7% trong vài năm gần đây; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.970 USD. Năm 2016, lượng khách du lịch đến Lào đạt 4,23 triệu lượt khách. Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Lào với 760 dự án, tổng giá trị đầu tư đạt 6,7 tỷ USD, tiếp đến là Thái Lan, Việt Nam và Malaysia (7/2017). Nhìn chung kinh tế Lào tuy có những phát triển khá song chưa có cơ sở bảo đảm ổn định. Theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Lào tiếp tục kiên định đường lối đổi mới toàn diện có nguyên tắc của Đảng, tập trung thực hiện công tác “3 xây” , “4 đột phá” và xóa nghèo; cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa bền vững, là yếu tố và điều kiện cơ bản vững chắc cho hội nhập khu vực và quốc tế.
- Về đối ngoại, Lào đã tổ chức thành công các Hội nghị trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2016. Nhân dịp HNCC ASEAN lần thứ 28 và 29 (2016), Lào đã đón nguyên thủ một số nước thăm chính thức: Tổng thống Mỹ (05-07/9); Thủ tướng Nhật Bản (06-8/9); Thủ tướng Trung Quốc (08-09/9); Tổng thống Hàn Quốc (09/9).
III. Quan hệ với Việt Nam:
1. Ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao với Việt Nam: 05/9/1962.
Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào: 18/7/1977.
2. Quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào tiếp tục phát triển tốt đẹp. Hai bên duy trì tốt các cơ chế hợp tác song phương như Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương (Kỳ thứ 39, ngày 08/02/2017). Hai bên thường xuyên trao đổi nhiều đoàn cấp cao và các cấp.
- Hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác về đối ngoại, lập mới cơ chế Đối thoại thường niên cấp Bộ trưởng Ngoại giao từ tháng 12/2014 (đã họp được 2 kỳ), Tham khảo chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao (7/2015 và 7/2016).
3. Quan hệ an ninh, quốc phòng, biên giới:
- Hợp tác an ninh, quốc phòng giữa hai nước không ngừng tăng cường và triển khai tốt trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt về huấn luyện, đào tạo. Hai bên tiếp tục phối hợp triển khai tốt các thỏa thuận hợp tác an ninh, quốc phòng.
- Hai bên đã hoàn thành Dự án Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào; ký Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam-Lào; Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam-Lào; tiếp tục đẩy mạnh triển khai Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú ở vùng biên giới Việt Nam-Lào. Công tác tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ, quân tình nguyện Việt Nam được triển khai tốt.
4. Quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại:
- Tính đến tháng 8/2017, Việt Nam đang là nhà đầu tư đứng thứ 3 trong số các nước đầu tư vào Lào.
Nhiều dự án đầu tư phát huy hiệu quả, sản xuất kinh doanh có lãi, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của hai nước, tạo công ăn việc làm, phúc lợi xã hội… giúp Lào thực hiện tốt chính sách xóa nghèo, được phía Lào ghi nhận và đánh giá cao.
- Hai bên đã ký Hiệp định Thương mại mới và Hiệp định Thương mại biên giới. Kim ngạch thương mại Việt Nam – Lào 8 tháng đầu năm 2017 đạt 580,4 triệu USD (2016 là 823,4 triệu USD).
5. Một số lĩnh vực hợp tác khác:
- Về giao thông vận tải: hai bên đẩy mạnh triển khai các dự án kết nối về giao thông vận tải trong khuôn khổ hợp tác song phương cũng như tiểu vùng; tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” sang các cặp cửa khẩu quốc tế khác giữa hai nước.
- Về giáo dục: Việt Nam tiếp tục dành cho Lào nhiều suất học bổng hàng năm ở tất cả các cấp như Cao đẳng, Đại học, trên Đại học; thực hiện hiệu quả chỉ thị của hai Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hợp tác về giáo dục – đào tạo. Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã tổ chức nhiều hoạt động để thu hút lưu học sinh Lào sang học tại các trường đại học của Việt Nam theo diện tự túc.
- Về văn hóa-du lịch: tiếp tục phát triển, số khách Lào đến Việt Nam đạt 113.992 lượt người, số du khách Việt Nam đi Lào khoảng hơn 950 nghìn lượt người.
- Về y tế: quan hệ hợp tác về y tế tiếp tục phát triển, nhất là giữa các tỉnh giáp biên.
6. Hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế: Hai bên phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế; tiếp tục tăng cường hợp tác, phối hợp với các nước thành viên ASEAN khác trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN và duy trì đoàn kết, đồng thuận của ASEAN trong các vấn đề chiến lược ở khu vực.
7. Trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước:
a. Lãnh đạo cấp cao ta thăm Lào:
- Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (7/2001; 10/2006); Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (6/2011, 4/2014 dự tết cổ truyền của Lào; 11/2016).
- Chủ tịch nước Lê Đức Anh (11/1993); Chủ tịch nước Trần Đức Lương (6/1999); Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (02/2007); Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (02/2012 thăm chính thức, 11/2013 thăm nội bộ, 3/2015 thăm làm việc, 5/2015 dự lễ khánh thành sân bay quốc tế Át-ta-pư); Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm cấp nhà nước (6/2016).
- Thủ tướng Võ Văn Kiệt (8/1997); Thủ tướng Phan Văn Khải (5/2000); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (12/2006; 9/2011; 11/2012; 3/2013 thăm nội bộ, 11/2014 dự HNCC CLV-8, 9/2015 thăm làm việc); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị cấp cao ASEAN 28-29 (9/2016); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức (4/2017).
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (10/2002); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (4/2007); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (7/2012; 10/2012). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (9/2016).
b. Lãnh đạo cấp cao Lào thăm Việt Nam:
- Chủ tịch nước Nu-hắc Phum-xa-vẳn (8/1994); Chủ tịch Khăm tày Xi phăn đon (01/1999; 5/2002); Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn (6/2006, 8/2011; 12/2012, 10/2013 dự lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 8/2014 thăm nội bộ); Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bun-nhăng Vo-la-chít thăm chính thức (4/2016).
- Thủ tướng Xi-xa-vat Keo-bun-phăn (7/1998); Thủ tướng Bun-nhăng Vo-la-chit (7/2001; 4/2004); Thủ tướng Bua-xỏn Búp-phả-văn (8/2006); Thủ tướng Thoong-xỉnh Thăm-ma-vông (3/2011, 02/2012, 7/2013, 3/2014 thăm nội bộ, 4/2014 dự HNCC Ủy hội sông Mê Công lần thứ 2, 7/2015 thăm làm việc, 03/2016 dự Lễ tổng kết hoàn thành dự án Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới); Thủ tướng Thoong-lun Xi-xu-lít thăm chính thức (5/2016).
- Chủ tịch Quốc hội Xa-mản Vi-nha-kệt (6/2003; 01/2006); Chủ tịch Quốc hội Thoong-xỉnh Thăm-mạ-vông (11/2006); Chủ tịch Quốc hội Pa-ny Ya-tho-tu (8/2011, 4/2012, 3/2015, 01/2016 dự lễ kỷ niệm 70 ngày tổng tuyển cử đầu tiên, 3/2017).
8. Hiệp định, thỏa thuận, bản ghi nhớ giữa hai nước:
- Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Việt Nam (18/7/1977);
- Hiệp ước hoạch định biên giới 7/1977;
- Hiệp định Lãnh sự 1985;
- Hiệp định về quy chế biên giới 1990;
- Hiệp định Hợp tác Kinh tế-Văn hóa-Khoa học Kỹ thuật giai đoạn 1992-1995 (2/1992);
- Hiệp định về Kiều dân (01/4/1993);
- Hiệp định quá cảnh hàng hóa (23/4/1994);
- Hiệp định Hợp tác lao động (29/6/1995);
- Hiệp định Hợp tác Kinh tế-Văn hóa-Khoa học Kỹ thuật giai đoạn 1996-2000 (14/1/1996);
- Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (14/01/1996);
- Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (14/01/1996);
- Hiệp định Vận tải đường bộ (26/02/1996);
- Hiệp định về trao đổi nhà trụ sở và nhà ở của cơ quan đại diện (01/4/1996);
- Hiệp định về hợp tác nông lâm và phát triển nông thôn năm 1997 và giai đoạn 1998-2000 (12/8/1997);
- Hiệp định bổ sung và sửa đổi quy chế biên giới (8/1997);
- Hiệp định hợp tác Thương mại và du lịch (3/1998);
- Hiệp định Quy chế tài chính và quản lý các chương trình dự án sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào (3/1998);
- Hiệp định tương trợ tư pháp (06/7/1998);
- Hiệp định hợp tác chống ma túy (06/7/1998);
- Hiệp định hợp tác về năng lượng-điện (06/7/1998);
- Bản thoả thuận Chiến lược Hợp tác Kinh tế, Văn hoá, Khoa học Kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào giai đoạn 2001-2010 (06/02/2001);
- Hiệp định Hợp tác Kinh tế, Văn hoá, Khoa học Kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam-Lào giai đoạn 2001-2005 (06/02/2001);
- Hiệp định tín dụng xây dựng đường 18B (7/2001);
- Thoả thuận giữa Việt Nam và Lào về Quy chế sử dụng cảng Vũng Áng (7/2001);
- Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định vận tải đường bộ ký ngày 24/02/1996 (7/2001);
- Nghị định Thư 2001 thực hiện Hiệp định đường bộ sửa đổi (7/2001);
- Nghị định Thư về Hợp tác Đào tạo cán bộ giữa 2 nước (01/2002);
- Thoả thuận về cơ chế tài chính và quản lý dự án sử dụng viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào (01/2002);
- Thoả thuận Viêng Chăn (8/2002);
- Hiệp định miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông (ký ngày 05/4/2004 có hiệu lực từ ngày 01/7/2004);
- Hiệp định bổ sung Hiệp định tín dụng số Việt Lào–01 giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào (16/7/2004);
- Hiệp định về Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học Kỹ thuật giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào giai đoạn 2006-2010 (04/ 01/2006);
- Hiệp định Tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Việt Nam và Lào (23/4/2009);
- Thỏa thuận về Chiến lược hợp tác giữa Việt Nam và Lào tại hai tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khoảng đến năm 2020 (12/2012);
- Nghị định thư sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào về khuyến khích và Bảo hộ đầu tư (12/2012);
- Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về giải quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú tại khu vực biên giới hai nước Việt Nam-Lào (08/7/2013);
- Hiệp định hợp tác lao động giữa Chính phủ Việt Nam và Lào, Thỏa thuận hợp tác về lao động và phúc lợi giữa Bộ Lao động và Thương binh Xã hội Việt Nam với Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội Lào (7/2013).
- Thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (12/2014).
- Hiệp định Thương mại Việt Nam – Lào mới (3/2015).
- Hiệp định Thương mại biên giới (6/2015).
- Bản Ghi nhớ giữa hai Chính phủ về Chiến lược hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (9/2015).
- Thỏa thuận Kế hoạch hợp tác Việt Nam-Lào năm 2016 (12/2015).
- Hiệp định hợp tác Việt Nam-Lào giai đoạn 2016-2020 (12/2015).
- Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam-Lào (3/2016).
- Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam-Lào (3/2016).
- Bản Ghi nhớ giữa hai Chính phủ về hợp tác phát triển các dự án thủy điện đến năm 2030 và mua bán điện giữa hai nước (10/2016).
Tháng 9/2017
Ý kiến bạn đọc