Ông cho biết: “Ở Việt Nam, có rất nhiều tổ chức nhân dân hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người nói chung và quyền của các nhóm người cụ thể. Một trong những điểm mạnh của các tổ chức nhân dân là có nhiều thông tin về quyền con người thông qua các hoạt động của mình, đặc biệt là thông tin liên quan đến việc thực thi pháp luật, các chính sách của nhà nước, việc thực hiện của các địa phương trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người”.
Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cũng cho biết, đối với tiến trình UPR, trong suốt cả ba chu kỳ I, II, III, VUFO và các tổ chức thành viên đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho Báo cáo quốc gia và có báo cáo về tình hình nhân quyền của Việt Nam gửi Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền Liên hợp quốc; cũng như cử đại diện tham gia phát biểu tại phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc về báo cáo UPR của Việt Nam.
Buổi chia sẻ thông tin cho các tổ chức nhân dân Việt Nam tham gia đóng góp xây dựng "Báo cáo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Việt Nam". |
Theo Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc Pauline Tamesis, tiến trình UPR mang đến cơ hội thúc đẩy sự thay đổi tích cực và thúc đẩy nhân quyền ở cấp quốc gia. Bằng cách tích cực tham gia vào quá trình soạn thảo báo cáo, các tổ chức nhân dân đang góp phần vào cuộc đối thoại rộng rãi hơn và định hình tương lai của nhân quyền.
Tại sự kiện, các tổ chức nhân dân đã được thông tin về tiến trình xây dựng UPR, sự tham gia của Việt Nam và các tổ chức nhân dân Việt Nam trong ba chu kỳ UPR vừa qua. Các đại biểu cũng được hướng dẫn kỹ năng cần thiết để đóng góp hiệu quả vào quá trình đề xuất của các bên liên quan đến UPR.
Cơ chế UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (LHQ) ra đời năm 2007 nhằm cải thiện tình hình nhân quyền trên thực tế của toàn bộ 193 quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc. |
Tác giả bài viết: Ngọc Châu
Nguồn tin: Tạp Chí Thời Đại
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn