Hậu Giang phát triển kinh tế xanh

Thứ tư - 29/12/2021 15:06
Hậu Giang phát triển kinh tế xanh
Trong phát triển kinh tế xanh, Hậu Giang đang hướng đến nền nông nghiệp xanh với mục tiêu tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Ảnh: Duy Khương
Trong phát triển kinh tế xanh, Hậu Giang đang hướng đến nền nông nghiệp xanh với mục tiêu tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Ảnh: Duy Khương
Để phát triển kinh tế bền vững, tỉnh Hậu Giang đã và đang tập trung triển khai các dự án công nghệ cao, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, sạch, thông minh, thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, cùng hướng tới một nền kinh tế xanh…
Lựa chọn nền kinh tế xanh là mục tiêu được xác định tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020 - 2025. Theo đó, tỉnh xác định phát triển công nghiệ p là khâu đột phá, phát triển nông nghiệp thông minh là nền tảng, phát triển dịch vụ xanh là khâu hỗ trợ, đồng thời phấn đấu giảm dần tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp, tăng lao động khu vực công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ. Từ nay đến năm 2025, lao động khu vực I (sản xuất nông lâm ngư nghiệp) trên địa bàn giảm 5% (giảm 1%/ năm); giá trị lao động đạt 132 triệu đồng/lao động vào năm 2025 (tăng 8,8%/năm).
duy khuong 11
Trong phát triển kinh tế xanh, Hậu Giang đang hướng đến nền nông nghiệp xanh với mục tiêu tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Ảnh: Duy Khương

Về công nghiệp, Hậu Giang chủ trương đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống lưới điện truyền tải, hệ thống năng lượng mới, năng lượng tái tạo góp phần ổn định năng lượng, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tỉnh ưu tiên cấp phép đầu tư cho các dự án điện quy mô lớn, thân thiện với môi trường như: Nhà máy điện rác Hậu Giang (12 MW), Nhà máy điện mặt trời Hậu Giang (29 MWp), Nhà máy điện gió Long Mỹ 1 (100 MW), Nhà máy điện trấu Hậu Giang (10 MW), đồng thời tiếp tục kêu gọi đầu tư vào các dự án điện gió (công suất 200 MW), năng lượng mặt trời (300 MW), điện sinh khối (20 MW)...
duy khuong 4
Sản xuất dưa đạt chuẩn VietGAP tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy (Hậu Giang). Ảnh: Duy Khương
Về nông nghiệp, Hậu Giang xác định phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, liên kết theo chuỗi giá trị và gắn với thị trường, tập trung vào các nông sản chủ lực như lúa, mít, chanh không hạt, bưởi, lươn, cá thát lát và cá tra; tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng dần diện tích sản xuất theo mô hình ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường.
Lựa chọn phát triển kinh tế xanh song hành với bảo vệ môi trường - nền kinh tế mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội… là phương án tối ưu cho sự phát triển bền vững của Hậu Giang hôm nay.

Nguồn tin: dantocmiennui.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây