Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua một số nội dung tổ chức Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam

Thứ sáu - 03/11/2023 09:52
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua một số nội dung tổ chức Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên Báo cáo với Bộ trưởng một số nội dung phối hợp tổ chức sự kiện
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên Báo cáo với Bộ trưởng một số nội dung phối hợp tổ chức sự kiện
Tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung, đại diện các Bộ: Ngoại giao, Công Thương, Công an, Văn hóa, Thể thao và Du lịch... và đại diện các Cục, Vụ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phía tỉnh Hậu Giang tham dự có các đồng chí: Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên và đại diện các sở, ngành đơn vị liên quan.

Báo cáo với Bộ trưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên cho biết, Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang. Với chủ đề “Hành trình trăm năm lúa gạo Việt”, Festival dự kiến có khoảng 500 gian hàng giới thiệu, trưng bày sản phẩm OCOP; ẩm thực các món ngon từ gạo; giới thiệu các thiết bị bay phục vụ sản xuất lúa... Trong khuôn khổ, Festival còn có các hoạt động lễ hội, hội thảo, hội thi, xác lập kỷ lục. Tỉnh sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 5 nội dung chính gồm 1 buổi trình diễn và 4 hội thảo trong khuôn khổ Festival. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tập trung thực hiện như thiết lập bản đồ lúa gạo, khu vực trưng bày triển lãm, xác lập kỷ lục Festival, xây dựng “Con đường lúa gạo”... trong đó sẽ có những hoạt động được xã hội hóa 100%. Đây là cơ hội tốt để tỉnh thu hút, tăng cường truyền thông cho địa phương.

Về công tác tổ chức, theo sự phân công thống nhất giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Hậu Giang, Bộ sẽ chủ trì thực hiện 5 nội dung chính gồm: Trình diễn máy móc, thiết bị canh tác lúa gạo; Hội thảo đối thoại chính sách Việt Nam - châu Phi, Hợp tác Nam - Nam, hỗ trợ chuyển đổi hệ thống lương thực; Hội nghị phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam trách nhiệm và bền vững; Hội thảo tình hình lúa gạo toàn cầu và xu hướng trong thời gian tới; Hội thảo khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành lúa gạo. Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ có trách nhiệm phối hợp các công việc với tỉnh Hậu Giang. Các công tác chuẩn bị cho buổi trình diễn và 4 hội thảo cũng như hoạt động truyền thông sự kiện...

Báo Nông nghiệp Việt Nam sẽ thực hiện công tác bảo trợ truyền thông cho toàn bộ sự kiện cùng một số hoạt động bên lề như: tổ chức tham quan cho khách quốc tế, tổ chức giao lưu văn hóa, thực hiện phim tài liệu, sách cẩm nang song ngữ về ngành hàng lúa gạo, họp báo… Tại cuộc họp, đại diện các Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao... cũng đóng góp ý kiến để các bên có thể phối hợp hiệu quả với nhau cùng tổ chức thành công Festival. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống nhất một số nội dung tổ chức sự kiện với tỉnh Hậu Giang, các bên tham gia đều đồng thuận rằng đây là cơ hội lớn để nâng tầm giá trị hạt gạo, tôn vinh ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn sự kiện giúp Bộ đưa thương hiệu lúa gạo Việt Nam ra thế giới

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo 2023 được tổ chức tại Hậu Giang không chỉ là niềm tự hào của tỉnh mà còn là niềm tự hào của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi đây là sự kiện quy mô, tầm cỡ nhất trong suốt hành trình 14 năm kể từ khi Festival lúa gạo lần thứ nhất được tổ chức tại Hậu Giang năm 2009.

Tương tự như Đại hội Lúa gạo quốc tế lần thứ 6 diễn ra tại Thủ đô Manila (Philippines) gần đây, Bộ trưởng nhìn nhận “không có lí do gì để một cường quốc lúa gạo như Việt Nam không dám thể hiện mình” và Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo 2023 mở ra một cơ hội để Việt Nam giới thiệu tiềm năng, thế mạnh sản xuất cũng như chất lượng hạt gạo quê hương. Không còn cơ hội nào đẹp bằng thời điểm này để Việt Nam đưa ra thông điệp tới thế giới về một quốc gia có trách nhiệm với nền lương thực, thực phẩm toàn cầu, một quốc gia có thế mạnh về ngành lúa gạo. Sự kiện tổ chức thành công sẽ tạo đà thúc đẩy cho thương mại lúa gạo Việt Nam đi xa hơn nữa.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn nhân sự kiện này có thể nhìn nhận lại ngành hàng lúa gạo Việt Nam nói chung và ngành hàng lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Dẫn chứng những ví dụ như Thái Lan xây dựng khẩu hiệu "Think Rice – Think Thailand" (Nghĩ đến gạo là nghĩ đến Thái Lan) nhằm thúc đẩy thương hiệu gạo Thái Lan hay Ấn Độ kêu gọi năm 2024 là Năm hạt kê thế giới... Bộ trưởng cho rằng Việt Nam cũng có thể đưa thương hiệu lúa gạo ra thế giới với những sự kiện như Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2023. Nhân sự kiện, ngành nông nghiệp có thể tôn vinh, tự tin hơn khi chuyển đổi từ tư duy sản xuất lúa gạo truyền thống sang tư duy sản xuất lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp, đáp ứng nhu cầu của thế giới.

  

 

Nguồn tin: haugiang.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây