Hội hữu nghị Việt Nam - Lào có 90 hội viên.
Ban Chấp hành Hội hữu nghị Việt Nam - Lào nhiệm kỳ 2022 - 2027
1. Ông Võ Thành Chính - Chủ tịch
2. Bà Nguyễn Thị Kim Loan - Phó Chủ tịch
3. Ông Trần Minh Sang - Phó Chỉ tịch
4. Ông Trần Lê Vũ - UV BCH
5. Ông Nguyễn Văn Đội - UV BCH
6. Ông Nguyễn Minh Triều - UV BCH
7. Ông Trần Học Tiến - UV BCH
TÀI LIỆU CƠ BẢN
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
--------------------
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên nước: Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
2. Tiêu ngữ: Hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng
3. Thủ đô: Viêng-chăn (Vientiane)
4. Ngày Quốc khánh: 02/12/1975.
5. Quốc ca: Pheng Xat Lao (tiếng Lào: ເພງຊາດລາວ: "Bài ca nhân dân Lào")
6. Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Trung Quốc 416 km; Tây Bắc giáp Mi-an-ma 230 km; Tây Nam giáp Thái Lan 1.730 km; Nam giáp Cam-pu-chia 492 km và phía Đông giáp Việt Nam 2.067 km. (Vĩ độ 14° và 23° Bắc, và kinh độ 100° và 108° Đông)
7. Diện tích : 237.955Km2
8. Khí hậu : Lào có khí hậu nhiệt đới gió mùa do nằm chủ yếu ở đới khí hậu nhiệt đới. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 6) và mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11).
9. Dân số: 7.408.746 người (10/2021)
10. Ngôn ngữ: Tiếng Lào.
11. Đơn vị tiền tệ: Kíp (Kip).
12. Tôn giáo: 66% Phật giáo, 30,7% Tín ngưỡng dân gian Thái, 1,5% Kitô giáo, 1,8% không tôn giáo.
14. Thể chế : Đơn nhất đơn đảng xã hội chủ nghĩa theo chủ nghĩa Marx-Lenin
15. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 05/9/1962
II. TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH CỦA LÀO
Tài nguyên thiên nhiên: Lào giàu tài nguyên thiên nhiên, song phải nhập khẩu dầu khí. Luyện kim là một ngành quan trọng và chính phủ hy vọng thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển các mỏ than, vàng, bô xít, thiếc, đồng và kim loại có giá trị khác. Ngoài ra, nguồn tài nguyên nước phong phú và địa hình núi non cho phép Lào sản xuất và xuất khẩu thủy điện với số lượng lớn. Là một nước có dòng Mê Kông đi qua, Lào đang dần nổi lên như một thế lực quan trọng trong việc cung cấp thủy điện cho khu vực, đặc biệt cho các nước như Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Sông Mê Công cũng tạo ra một số đồng bằng nhỏ phù hợp cho sản xuất nông nghiệp như đồng bằng Vientiane, Champasack… Lào có 800.000ha đất canh tác nông nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề nông.
Tiền tệ: Lào còn một ưu thế khác là có lạm phát ổn định, đã được kiểm soát khá tốt kể từ năm 2004 đến nay. Trong khi đó, nội tệ của Lào (đồng kip) không ngừng tăng giá so với USD trong những năm qua. Từ năm 2005 đến nay, tính theo tỷ giá danh nghĩa kip (lak) đã lên giá 32%, tỷ giá thực tăng hơn 20% so với USD.
Du lịch: Ngành du lịch Lào tăng trưởng nhanh chóng, đạt gần 4,7 triệu du khách quốc tế trong năm 2015. Thu nhập xuất khẩu từ du khách quốc tế và hàng hóa du lịch dự kiến tăng lên 484,2 triệu USD vào năm 2020, chiếm 12,5% xuất khẩu. Luang Prabang với văn hóa Phật giáo và kiến trúc thuộc địa, cùng tổ hợp đền cổ Khmer Wat Phu là các di sản thế giới UNESCO, Cánh đồng Chum cũng được đề cử.
III. ĐẶC ĐIỂM VỀ VĂN HÓA, PHONG TỤC TẬP QUÁN
Phật giáo Thượng tọa bộ có ảnh hưởng chi phối trong văn hóa Lào, được phản ánh trên khắp đất nước từ ngôn ngữ trong chùa và trong mỹ thuật, văn học, nghệ thuật trình diễn. Nhiều yếu tố trong văn hóa Lào có trước khi Phật giáo truyền đến, chẳng hạn như âm nhạc Lào do nhạc cụ dân tộc là khèn chi phối, nó có nguồn gốc từ thời tiền sử. Tiếng khèn theo truyền thống đi kèm với người hát theo phong cách dân gian lam. Trong các phong cách lam, lam saravane có lẽ được phổ biến nhất.
Gạo nếp là một loại lương thực đặc trưng và có ảnh hưởng văn hóa và tôn giáo đối với người Lào. Còn tồn tại nhiều truyền thống và nghi lễ liên quan đến sản xuất lúa trong các môi trường khác nhau và trong nhiều dân tộc. Chẳng hạn, các nông dân Khơ Mú tại Luang Prabang trồng loại lúa Khao Kam với số lượng nhỏ gần lều để tưởng nhớ cha mẹ đã mất, hoặc tại góc ruộng để thể hiện cha mẹ vẫn sống.
Trong thời gian gần đây, Beerlao của nhà máy bia quốc doanh Lào đã trở nên phổ biến ở Lào và được người nước ngoài và cư dân trong nước đánh giá rất cao. Năm 2004, tạp chí Time đã ca ngợi Beerlao là loại bia tốt nhất châu Á.
Sinh là một loại trang phục truyền thống mà nữ giới Lào mặc trong sinh hoạt thường ngày, tương tự như áo dài của Việt Nam. Đây là một loại váy lụa dệt tay, có thể nhận diện nữ giới mặc nó theo nhiều cách, chẳng hạn như khu vực xuất thân.
Đa thê là một tội tại Lào theo pháp luật, song hình phạt ở mức thấp, và đa thê vẫn phổ biến trong người H'Mông.
Toàn bộ báo chí tại Lào đều do chính quyền phát hành, trong đó có nhật báo Anh ngữ Vientiane Times và tuần báo Pháp ngữ Le Rénovateur. Thông tấn xã chính thức của quốc gia là Khao San Pathet Lao, hãng này phát hành các phiên bản tiếng Anh và Pháp tờ báo của họ. Lào hiện có chín nhật báo, 90 tạp chí, 43 đài phát thanh, và 32 đài truyền hình hoạt động khắp đất nước. Chính phủ Lào kiểm soát nghiêm ngặt toàn bộ các kênh truyền thông nhằm ngăn chặn phê bình các hành động của họ.
Kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, chỉ có rất ít phim được sản xuất tại Lào. Một trong các phim thương mại đầu tiên là Sabaidee Luang Prabang, sản xuất vào năm 2008. Gần đây, một vài công ty sản xuất địa phương kế tục sản xuất các phim Lào và giành được công nhận quốc tế. Trong số đó có At the Horizon do Anysay Keola làm đạo diễn và Chanthaly do Mattie Do làm đạo diễn.
Muay Lào là môn thể thao quốc gia, tương tự như Muay Thái, Lethwei Myanmar và Pradal Serey Campuchia. Bóng đá phát triển thành môn thể thao phổ biến nhất tại Lào. Giải vô địch Lào là giải đấu chuyên nghiệp cao nhất của các câu lạc bộ bóng đá Lào. Từ khi bắt đầu giải đấu, Câu lạc bộ Quân đội Lào là đội thành công nhất.
VI. QUAN HỆ HỢP TÁC VỚI VIỆT NAM
Tính đến hết 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào đạt 570,7 triệu USD, tăng 39,3% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2019 (trước khi có đại dịch Covid-19). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 280,3 triệu USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 290,4 triệu USD, tăng 58,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Xét trong 3 năm gần đây, thương mại Việt Nam - Lào liên tục phát triển và đi vào chiều sâuGiá trị kim ngạch giữa hai nước tiếp tục tăng trong năm 2018 với giá trị thương mại đạt được hơn 1 tỉ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2017. Đến năm 2019, thương mại hai chiều Việt Nam - Lào vượt mốc 1 tỷ USD, đạt 1,2 tỷ USD, tăng 12,5%. Việt Nam tiếp tục là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại Lào với gần 430 dự án và tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ USD.
Theo đánh giá của Bộ Công thương, giai đoạn 2016-2020, kim ngạch thương mại hai nước có sự tăng trưởng ổn định, đến nay đã đạt mục tiêu trên 1 tỷ USD/năm. Cán cân xuất khẩu và nhập khẩu tương đối cân bằng, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa thay đổi theo hướng bền vững, danh mục hàng hóa trao đổi giữa hai nước ngày càng được mở rộng, đa dạng và phong phú hơn. Hiện nay, Việt Nam đang là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Lào; Lào là nước nhận nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam.
Hợp tác giáo dục, đào tạo tiếp tục là lĩnh vực được hai nước ưu tiên, coi trọng, để hỗ trợ Lào có đủ nguồn nhân lực chất lượng, phát triển đất nước, trong những năm qua, số lượng học bổng Việt Nam dành cho học sinh-sinh viên Lào ngày càng tăng và năm 2021, con số này đã lên tới 1.220.
V. MỐI QUAN HỆ HỮU NGHỊ GIỮA HAI NƯỚC
Là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, quan hệ gắn kết anh em giữa hai dân tộc đã được hình thành và hun đúc trong suốt lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Suphanouvong đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước dày công vun đắp, đã trở thành tài sản vô giá của cả hai dân tộc và là quy luật phát triển chung của hai nước.
Nhìn lại chặng đường lịch sử hào hùng đã qua, Việt Nam và Lào có thể tự hào về quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ đặc biệt, hiếm có giữa hai dân tộc.
Trong công cuộc đổi mới, Việt Nam và Lào tương trợ nhau phát triển, cùng giành được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử về kinh tế, xã hội, đối ngoại. Quan hệ hợp tác gắn bó giữa hai nước Việt-Lào cũng được đẩy mạnh và mở rộng trên nhiều lĩnh vực.
Quan hệ chính trị ngày càng phát triển trên một nền tảng sâu rộng và ngày càng vững chắc. Bất chấp đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn tới mọi hoạt động, lãnh đạo hai nước vẫn thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc cấp cao theo hình thức phù hợp, hợp tác trong lĩnh vực chính trị tiếp tục được thắt chặt, gần gũi, tin tưởng lẫn nhau một cách sâu sắc. Hợp tác trong lĩnh vực an ninh quốc phòng được tăng cường và ngày càng mang lại hiệu quả.
Để hỗ trợ Lào phát triển về lâu dài, Việt Nam cũng tạo điều kiện để Lào sử dụng cầu cảng Vũng Áng 1,2,3, giúp cho Lào thuận tiện trong việc vận chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua đường biển. Viện trợ cho Lào xây dựng các công trình thiết yếu như trường học, bệnh viện, đường giao thông...
Mặc dù cũng đang phải đương đầu với những đợt bùng phát lây lan của các biến chủng mới, gây thiệt hại to lớn đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống của người dân, ngay khi Lào phải đối mặt với làn sóng dịch mới vào tháng 4 vừa qua, Việt Nam là nước đầu tiên cử chuyên gia và gửi vật tư y tế sang giúp Lào. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương trên cả nước Việt Nam cũng tích cực quyên góp ủng hộ Lào hàng triệu USD tiền mặt và vật tư y tế để giúp bạn chống Covid-19.
Về phía Lào, dù còn khó khăn hơn Việt Nam, nhưng vẫn vận động để hỗ trợ Việt Nam ứng phó với làn sóng dịch Covid-19 thứ tư.
VI. MỘT SỐ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI LÀO
Năm mới của Lào, còn được gọi là Pi Mai hoặc Songkran, được tổ chức tại Lào từ ngày 14-16/4. Lễ hội này chính thức kéo dài ba ngày, nhưng nó thường kéo dài cả tuần và bao gồm các những hoạt động té nước vui nhộn, nơi mọi người sẽ bị những người lạ té nước và bột mì vào người. Đền và nhà được dọn dẹp cho năm mới, và các tín đồ thực hành các lễ nghi của Lào. Các cuộc thi sắc đẹp, nghi lễ baci và âm nhạc truyền thống và khiêu vũ diễn ra trong các lễ hội.
Pha That Luang
Boun That Luang diễn ra vào tháng 11 hàng năm, trong ba ngày xung quanh trăng tròn. Bảo tháp ở Viêng Chăn là biểu tượng quốc gia của Lào và được cho là nơi chứa một mảnh xương ức của Đức Phật. Hàng ngàn người hành hương tập trung tại That Luang để cúng dường cho các nhà sư đến từ khắp Lào. Đám rước, tiệc tùng, và một triển lãm thương mại theo sau.
Wat Phou
Cùng với Cảnh quan văn hóa Champasak, tàn tích của người Khmer ở thế kỷ thứ 5 của Wat Phou được đưa vào danh sách thứ hai trong danh sách di sản thế giới của UNESCO của Lào. Vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2, đoàn tín hữu từ Lào, Campuchia và Thái Lan đến chùa Wat Phou, nghĩa là 'ngôi đền trên núi'. Các lễ hội của Boun Wat Phou bao gồm đua thuyền, chọi gà, nhảy múa và dĩ nhiên là uống rượu.
Nguồn: TỔNG LÃNH SỰ/ĐẠI SỨ QUÁN TẠI LÀO TẠI VIỆT NAM
Ý kiến bạn đọc