Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy sáng tạo, trọng dụng nhân tài
- Thứ ba - 02/11/2021 09:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy sáng tạo, trọng dụng nhân tài
Vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm, đã từng bị phê phán, thậm chí bị Quốc tế Cộng sản nghi ngờ, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện bản lĩnh kiên nhẫn và khôn khéo của một chiến sĩ cách mạng dày dạn kinh nghiệm để tự bảo vệ mình và những luận điểm cách mạng sáng tạo của mình vượt qua thử thách. Người để lại tấm gương sáng “năng động, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung”.
Dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống, phẩm chất vượt trội cần cù, thông minh, dũng cảm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm… xuyên suốt từ thủa dựng nước, khởi nguyên đến bây giờ. Phẩm chất, truyền thống quý báu đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển lên tầm cao mới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Người cũng thấy rõ, đánh giá đúng, thật sự trân trọng nhân tài của đất nước, tư tưởng, tấm gương của Người khơi nguồn cho sức mạnh trí tuệ của dân tộc được phát huy mạnh mẽ, ngay cả trong thời kỳ phát triển và hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay.
Tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, do Người sáng lập và rèn luyện, qua nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, xuyên suốt qua các giai đoạn cách mạng. Cùng tinh thần sáng tạo Hồ Chí Minh trong lịch sử, Người cũng thấy rõ, đánh giá đúng, thật sự trân trọng nhân tài của đất nước, khơi nguồn cho sức mạnh trí tuệ của dân tộc được phát huy mạnh mẽ- GS Phạm Hồng Tung, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học quốc gia Hà Nội, nhận xét.
Người cũng để lại tấm gương sáng “năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung” như tinh thần Kết luận số 14-KL/TW Về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.
Sáng tạo trong xây dựng đường lối cách mạng giải phóng dân tộc
Với mỗi vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh đều bám sát thực tiễn để tìm ra cách giải quyết sáng tạo nhất, hiệu quả nhất.
Nguyễn Ái Quốc đã có sự tìm tòi và có quan điểm sáng tạo lớn khi phát hiện ra vị trí, tầm quan trọng của sức mạnh dân tộc. Từ rất sớm (1924), Người cho rằng phải bổ sung vào chủ nghĩa Marx – Lenin những vấn đề của các dân tộc phương Đông mà trong thế kỷ 19 do những điều kiện lịch sử, Marx chưa phát triển một cách đầy đủ. Người đã phát hiện ra sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc chân chính và tinh thần yêu nước tiềm tàng được bồi đắp lâu dài từ truyền thống. Và Người nêu vấn đề (cần) “Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông”[1]
Nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã rất dũng cảm khi nêu lên quan điểm mới, độc đáo, sáng tạo cho rằng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là do những nhân tố mâu thuẫn bên trong của xã hội thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc cho rằng “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước” và nếu phát động – phát huy được nguồn “động lực lớn” đó công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân có thể giành được thắng lợi. Bằng cuộc đấu tranh của mình, các dân tộc thuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng mà không cần chờ đến cuộc cách mạng thắng lợi trước ở “chính quốc”. Sự luận giải đầy sáng tạo đó đã được thực tiễn lịch sử thế kỷ 20 chứng minh.
Sự vận dụng sáng tạo trong lý luận cách mạng của Chủ nghĩa Marx – Lenin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ ở tinh thần: Tập trung vào nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc, đoàn kết tập hợp mọi lực lượng dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân để chống đế quốc và tay sai. Nhiệm vụ giành độc lập dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức thực dân là nhiệm vụ mang tính cấp bách, sống còn được đặt trước nhiệm vụ đấu tranh giai cấp. Trong cuộc đấu tranh này Đảng cần tập hợp được khối lực lượng đông đảo nhất, huy động được sức mạnh đoàn kết to lớn nhất mới bảo đảm giành được thắng lợi.
Vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm, đã từng bị phê phán, thậm chí bị Quốc tế Cộng sản nghi ngờ, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện bản lĩnh kiên nhẫn và khôn khéo của một chiến sĩ cách mạng dày dạn kinh nghiệm để tự bảo vệ mình và những luận điểm cách mạng sáng tạo của mình vượt qua thử thách.
Qua những “khúc quanh lịch sử”, ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người cũng mang về cho cuộc cách mạng giải phóng của nhân dân Việt Nam những nhân tố sáng tạo chưa từng có trong các giai đọan trước: Mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ trang cách mạng và những mối quan hệ quốc tế đầu tiên. Những nhân tố mới, sáng tạo đó được bén rễ phát triển trong thực tiễn cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đang tiến dần đến giai đoạn cuối. Đây là nguyên nhân quan trọng và trực tiếp dẫn đến thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thẳng lợi trọn vẹn, giành lại độc lập dân tộc.
Trọng dụng nhân tài, nguồn lực trí tuệ, động viên tính sáng tạo
Chủ tịch Hồ Chí Minh trân trọng từng người trí thức – những người nắm được nhiều tri thức. Người coi đây là nguồn vốn trí tuệ quý báu của dân tộc. Từ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, Người đã khẳng định lực lượng cách mạng không chỉ bao gồm công nhân, nông dân mà còn phải có tiểu tư sản, trí thức… Đến giai đoạn cuối của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc những năm 1941 – 1945, có Hội Văn hóa cứu quốc (ra đời năm 1943) là thành viên Mặt trận Việt Minh do Hồ Chí Minh sáng lập và Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Hội Văn hóa cứu quốc đã tập hợp các nhà văn hóa, văn nghệ, cuốn hút ngày càng rộng rãi học sinh, sinh viên, trí thức tư sản trong các thành phố hướng theo phong trào Việt Minh. Để thu hút hơn nữa tầng lớp trí thức tham gia cách mạng, Việt Minh đã giúp thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam ngày 30/6/1944. Đảng Dân chủ Việt Nam tập hợp nhiều trí thức yêu nước nổi tiếng đã tự nguyện tham gia Mặt trận Việt Minh ngay sau khi ra đời.
Tháng 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa dân tộc đã diễn ra thắng lợi hoàn toàn trên cả nước. Theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam tự cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Chính phủ lâm thời gồm 15 thành viên do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và nhiều nhân sĩ, trí thức không phải là đảng viên cộng sản như: Dương Đức Hiền, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Tố, Vũ Trọng Khánh, Vũ Đình Hòe, Đào Trọng Kim…
Với tinh thần “cầu người hiền tài” cùng gánh vác nhiệm vụ kiến thiết đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trên báo Cứu quốc tình cảm và nhiệm vụ (của Chính phủ do Người đứng đầu) trọng dụng người tài: “Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có chắc thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi. Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”. [3]
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham khảo ý kiến của các nhân sĩ, trí thức để thành lập Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết (gồm 50 thành viên là các trí thức, nhân sĩ nổi tiếng). Uỷ ban này đươc giao trách nhiệm nghiên cứu một kế hoạch kiến thiết quốc gia và dự thảo những đề án kiến thiết đệ trình lên Chính phủ. Các nhân sĩ, trí thức đã hưởng ứng lời mời trân trọng người tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Học giả nổi tiếng Nguyễn Văn Tố được Quốc hội bầu giữ cương vị Trưởng ban thường trực cùng với các ủy viên là những trí thức tiêu biểu thời đó: Bùi Bằng Đoàn, Hoàng Văn Đức, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Hoàng Minh Giám, Dương Đức Hiền… Trong Chính phủ có Huỳnh Thúc Kháng: Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phan Anh: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Vũ Đình Hòe: Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Trần Đăng Khoa: Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính… Tại Hội nghị đàm phán ở Fontainbleau, tháng 7/1946, đoàn Việt Nam có Phạm Văn Đồng là trưởng đoàn và các thành viên đều là các trí thức có uy tín và tài năng.
Sau chuyến thăm Pháp với tư cách thượng khách (từ tháng 6/1946 đến tháng 9/1946), trên đường trở về Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chấp thuận nguyện vọng của kỹ sư Phạm Quang Lễ cùng với bác sĩ Trần Hữu Tước, kỹ sư Võ Đình Quỳnh, kỹ sư Võ Quý Huân theo Người về nước tham gia vào cuộc kháng chiến đang đến gần. Bảy ngày sau khi về nước, ngày 27/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho kỹ sư Phạm Quang Lễ tiến hành nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí cho bộ đội. Kỹ sư Phạm Quang Lễ trở thành Cục trưởng Cục Quân giới đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông nổi tiếng với cái tên Trần Đại Nghĩa do Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn đặt.
Với tinh thần “Dân tộc trên hết – Tổ quốc trên hết”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu hút được sự tham gia, ủng hộ của nhiều trí thức tiêu biểu đi theo kháng chiến, “đi theo Cụ Hồ”. Nguyên nhân có đươc sự ủng hộ nhiệt thành đó sau này được luật sư Phan Anh nói rõ khi trả lời phỏng vấn của nhà sử học Na Uy S. Tonnesson về thời kỳ 1945 – 1946: “Điều mấu chốt là Chủ tịch Hồ Chí Minh áp dụng chính sách tín nhiệm đối với trí thức”. Trí thức, nhân tài Việt Nam được Chính phủ, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, trọng dụng và phát huy tài năng trên các mặt trận kháng chiến và kiến quốc trong năm đầu của nền cộng hòa non trẻ và trong sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập tự do ở các chặng đường cách mạng tiếp theo.
Trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã động viên cả dân tộc phát huy khả năng sáng tạo cao nhất để giành thắng lợi trước những kẻ địch mạnh hơn. Từ năm 1948, khi gửi thư cho bộ đội khu II và khu III Người đã viết: “Một quân đội văn hay võ giỏi là một quân đội vô địch. Vì vậy, trong lúc tôi khen bộ đội khu II và khu III tôi mong bộ đội các khu khác cũng sẽ ra sức tiêu diệt cho hết giặc dốt.”[4]. Năm 1949, Người lại viết : “Quân nhân phải biết võ, phải biết văn, võ là như tay phải, văn là như tay trái của quân nhân. Biết võ biết văn mới là quân nhân hoàn toàn. Muốn biết thì phải thi đua học.
“Văn” – “ trong ý của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt ở văn cảnh đó chính là tri thức, là văn hóa. Trong cả hai cuộc kháng chiến, Người nhiều lần đến thăm các đơn vị bộ đội khen ngợi động viên, khuyến khích các chiến sỹ nắm vững và làm chủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại để sáng tạo cách đánh Việt Nam, làm mất ưu thế những phương tiện kỹ thuật hiện đại của địch.
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển truyền thống “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy đoản binh mà chế trường trận” (Trần Hưng Đạo), “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn” (Nguyễn Trãi), mưu trí sáng tạo, “dĩ nhu xử cương”… Đó là cách đánh sáng tạo của một dân tộc nhỏ yếu hơn chống lại kẻ thù lớn, mạnh, kế thừa truyền thống chống xâm lược của cha ông, phát huy sáng tạo tối đa, chú trọng dùng mưu để chiến thắng.
Nghệ thuật quân sự trong chiến tranh nhân dân đã được Hồ Chí Minh phát triển lên tầm cao mới và đã tạo nên những sức mạnh mới cho dân tộc. Đó là nghệ thuật giành thế chủ động, kiên quyết tiến công nhưng không phiêu lưu mạo hiểm mà biết kết hợp bảo tòan lực lượng để tiết kiệm sức quân, tiết kiệm sức dân, bảo đảm kháng chiến lâu dài, “Tiến công phòng ngự không sơ hở”… Đó là nghệ thuật tạo lực, lập thế, dùng mưu, tận dụng thời cơ, làm địch bất ngờ, đánh địch bằng mọi lực lượng: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; đánh địch ở mọi quy mô, mọi phương thức tác chiến: đánh du kích và đánh tập trung, đánh tiêu hao và đánh tiêu diệt lớn; đánh bằng mọi lọai vũ khí trang bị, kết hợp vũ khí thô sơ và vũ khí hiện đại một cách sáng tạo. Đó là nghệ thuật biết thắng từng bước để tiến lên giành thắng lợi hòan tòan; đánh địch trên mọi mặt trận: quân sự, chính trị, ngọai giao, kinh tế, văn hóa, bằng nhiều mũi tiến công: quân sự, chính trị, địch vận… Dân tộc Việt Nam nhỏ bé mà kiên cường trong Thời đại Hồ Chí Minh đã nêu cao ý chí quyết tâm Dám đánh và đã phát huy trí tuệ sáng tạo của mình để Biết thắng.
Dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống, phẩm chất vượt trội cần cù, thông minh, dũng cảm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm… xuyên suốt từ thủa dựng nước, khởi nguyên đến bây giờ. Phẩm chất, truyền thống quý báu đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển lên tầm cao mới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Người cũng thấy rõ, đánh giá đúng, thật sự trân trọng nhân tài của đất nước, tư tưởng, tấm gương của Người khơi nguồn cho sức mạnh trí tuệ của dân tộc được phát huy mạnh mẽ, ngay cả trong thời kỳ phát triển và hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay.
Tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, do Người sáng lập và rèn luyện, qua nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, xuyên suốt qua các giai đoạn cách mạng. Cùng tinh thần sáng tạo Hồ Chí Minh trong lịch sử, Người cũng thấy rõ, đánh giá đúng, thật sự trân trọng nhân tài của đất nước, khơi nguồn cho sức mạnh trí tuệ của dân tộc được phát huy mạnh mẽ- GS Phạm Hồng Tung, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học quốc gia Hà Nội, nhận xét.
Người cũng để lại tấm gương sáng “năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung” như tinh thần Kết luận số 14-KL/TW Về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.
Sáng tạo trong xây dựng đường lối cách mạng giải phóng dân tộc
Với mỗi vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh đều bám sát thực tiễn để tìm ra cách giải quyết sáng tạo nhất, hiệu quả nhất.
Nguyễn Ái Quốc đã có sự tìm tòi và có quan điểm sáng tạo lớn khi phát hiện ra vị trí, tầm quan trọng của sức mạnh dân tộc. Từ rất sớm (1924), Người cho rằng phải bổ sung vào chủ nghĩa Marx – Lenin những vấn đề của các dân tộc phương Đông mà trong thế kỷ 19 do những điều kiện lịch sử, Marx chưa phát triển một cách đầy đủ. Người đã phát hiện ra sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc chân chính và tinh thần yêu nước tiềm tàng được bồi đắp lâu dài từ truyền thống. Và Người nêu vấn đề (cần) “Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông”[1]
Nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã rất dũng cảm khi nêu lên quan điểm mới, độc đáo, sáng tạo cho rằng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là do những nhân tố mâu thuẫn bên trong của xã hội thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc cho rằng “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước” và nếu phát động – phát huy được nguồn “động lực lớn” đó công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân có thể giành được thắng lợi. Bằng cuộc đấu tranh của mình, các dân tộc thuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng mà không cần chờ đến cuộc cách mạng thắng lợi trước ở “chính quốc”. Sự luận giải đầy sáng tạo đó đã được thực tiễn lịch sử thế kỷ 20 chứng minh.
Vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm, đã từng bị phê phán, thậm chí bị Quốc tế Cộng sản nghi ngờ, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện bản lĩnh kiên nhẫn và khôn khéo của một chiến sĩ cách mạng dày dạn kinh nghiệm để tự bảo vệ mình và những luận điểm cách mạng sáng tạo của mình vượt qua thử thách.
Qua những “khúc quanh lịch sử”, ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người cũng mang về cho cuộc cách mạng giải phóng của nhân dân Việt Nam những nhân tố sáng tạo chưa từng có trong các giai đọan trước: Mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ trang cách mạng và những mối quan hệ quốc tế đầu tiên. Những nhân tố mới, sáng tạo đó được bén rễ phát triển trong thực tiễn cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đang tiến dần đến giai đoạn cuối. Đây là nguyên nhân quan trọng và trực tiếp dẫn đến thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thẳng lợi trọn vẹn, giành lại độc lập dân tộc.
Trọng dụng nhân tài, nguồn lực trí tuệ, động viên tính sáng tạo
Chủ tịch Hồ Chí Minh trân trọng từng người trí thức – những người nắm được nhiều tri thức. Người coi đây là nguồn vốn trí tuệ quý báu của dân tộc. Từ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, Người đã khẳng định lực lượng cách mạng không chỉ bao gồm công nhân, nông dân mà còn phải có tiểu tư sản, trí thức… Đến giai đoạn cuối của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc những năm 1941 – 1945, có Hội Văn hóa cứu quốc (ra đời năm 1943) là thành viên Mặt trận Việt Minh do Hồ Chí Minh sáng lập và Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Hội Văn hóa cứu quốc đã tập hợp các nhà văn hóa, văn nghệ, cuốn hút ngày càng rộng rãi học sinh, sinh viên, trí thức tư sản trong các thành phố hướng theo phong trào Việt Minh. Để thu hút hơn nữa tầng lớp trí thức tham gia cách mạng, Việt Minh đã giúp thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam ngày 30/6/1944. Đảng Dân chủ Việt Nam tập hợp nhiều trí thức yêu nước nổi tiếng đã tự nguyện tham gia Mặt trận Việt Minh ngay sau khi ra đời.
Tháng 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa dân tộc đã diễn ra thắng lợi hoàn toàn trên cả nước. Theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam tự cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Chính phủ lâm thời gồm 15 thành viên do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và nhiều nhân sĩ, trí thức không phải là đảng viên cộng sản như: Dương Đức Hiền, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Tố, Vũ Trọng Khánh, Vũ Đình Hòe, Đào Trọng Kim…
Với tinh thần “cầu người hiền tài” cùng gánh vác nhiệm vụ kiến thiết đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trên báo Cứu quốc tình cảm và nhiệm vụ (của Chính phủ do Người đứng đầu) trọng dụng người tài: “Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có chắc thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi. Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”. [3]
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham khảo ý kiến của các nhân sĩ, trí thức để thành lập Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết (gồm 50 thành viên là các trí thức, nhân sĩ nổi tiếng). Uỷ ban này đươc giao trách nhiệm nghiên cứu một kế hoạch kiến thiết quốc gia và dự thảo những đề án kiến thiết đệ trình lên Chính phủ. Các nhân sĩ, trí thức đã hưởng ứng lời mời trân trọng người tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Học giả nổi tiếng Nguyễn Văn Tố được Quốc hội bầu giữ cương vị Trưởng ban thường trực cùng với các ủy viên là những trí thức tiêu biểu thời đó: Bùi Bằng Đoàn, Hoàng Văn Đức, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Hoàng Minh Giám, Dương Đức Hiền… Trong Chính phủ có Huỳnh Thúc Kháng: Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phan Anh: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Vũ Đình Hòe: Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Trần Đăng Khoa: Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính… Tại Hội nghị đàm phán ở Fontainbleau, tháng 7/1946, đoàn Việt Nam có Phạm Văn Đồng là trưởng đoàn và các thành viên đều là các trí thức có uy tín và tài năng.
Với tinh thần “Dân tộc trên hết – Tổ quốc trên hết”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu hút được sự tham gia, ủng hộ của nhiều trí thức tiêu biểu đi theo kháng chiến, “đi theo Cụ Hồ”. Nguyên nhân có đươc sự ủng hộ nhiệt thành đó sau này được luật sư Phan Anh nói rõ khi trả lời phỏng vấn của nhà sử học Na Uy S. Tonnesson về thời kỳ 1945 – 1946: “Điều mấu chốt là Chủ tịch Hồ Chí Minh áp dụng chính sách tín nhiệm đối với trí thức”. Trí thức, nhân tài Việt Nam được Chính phủ, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, trọng dụng và phát huy tài năng trên các mặt trận kháng chiến và kiến quốc trong năm đầu của nền cộng hòa non trẻ và trong sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập tự do ở các chặng đường cách mạng tiếp theo.
Trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã động viên cả dân tộc phát huy khả năng sáng tạo cao nhất để giành thắng lợi trước những kẻ địch mạnh hơn. Từ năm 1948, khi gửi thư cho bộ đội khu II và khu III Người đã viết: “Một quân đội văn hay võ giỏi là một quân đội vô địch. Vì vậy, trong lúc tôi khen bộ đội khu II và khu III tôi mong bộ đội các khu khác cũng sẽ ra sức tiêu diệt cho hết giặc dốt.”[4]. Năm 1949, Người lại viết : “Quân nhân phải biết võ, phải biết văn, võ là như tay phải, văn là như tay trái của quân nhân. Biết võ biết văn mới là quân nhân hoàn toàn. Muốn biết thì phải thi đua học.
“Văn” – “ trong ý của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt ở văn cảnh đó chính là tri thức, là văn hóa. Trong cả hai cuộc kháng chiến, Người nhiều lần đến thăm các đơn vị bộ đội khen ngợi động viên, khuyến khích các chiến sỹ nắm vững và làm chủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại để sáng tạo cách đánh Việt Nam, làm mất ưu thế những phương tiện kỹ thuật hiện đại của địch.
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển truyền thống “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy đoản binh mà chế trường trận” (Trần Hưng Đạo), “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn” (Nguyễn Trãi), mưu trí sáng tạo, “dĩ nhu xử cương”… Đó là cách đánh sáng tạo của một dân tộc nhỏ yếu hơn chống lại kẻ thù lớn, mạnh, kế thừa truyền thống chống xâm lược của cha ông, phát huy sáng tạo tối đa, chú trọng dùng mưu để chiến thắng.
Nghệ thuật quân sự trong chiến tranh nhân dân đã được Hồ Chí Minh phát triển lên tầm cao mới và đã tạo nên những sức mạnh mới cho dân tộc. Đó là nghệ thuật giành thế chủ động, kiên quyết tiến công nhưng không phiêu lưu mạo hiểm mà biết kết hợp bảo tòan lực lượng để tiết kiệm sức quân, tiết kiệm sức dân, bảo đảm kháng chiến lâu dài, “Tiến công phòng ngự không sơ hở”… Đó là nghệ thuật tạo lực, lập thế, dùng mưu, tận dụng thời cơ, làm địch bất ngờ, đánh địch bằng mọi lực lượng: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; đánh địch ở mọi quy mô, mọi phương thức tác chiến: đánh du kích và đánh tập trung, đánh tiêu hao và đánh tiêu diệt lớn; đánh bằng mọi lọai vũ khí trang bị, kết hợp vũ khí thô sơ và vũ khí hiện đại một cách sáng tạo. Đó là nghệ thuật biết thắng từng bước để tiến lên giành thắng lợi hòan tòan; đánh địch trên mọi mặt trận: quân sự, chính trị, ngọai giao, kinh tế, văn hóa, bằng nhiều mũi tiến công: quân sự, chính trị, địch vận… Dân tộc Việt Nam nhỏ bé mà kiên cường trong Thời đại Hồ Chí Minh đã nêu cao ý chí quyết tâm Dám đánh và đã phát huy trí tuệ sáng tạo của mình để Biết thắng.