Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám và xây dựng chính quyền cách mạng
- Thứ sáu - 08/04/2022 22:20
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám và xây dựng chính quyền cách mạng
Vị Thanh: Hình thành và phát triển
Những ngày tháng 8-1945, khí thế cách mạng dâng cao trong cả nước, nhất là khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Tại tỉnh Rạch Giá cũng như vùng đất Vị Thanh - Hỏa Lựu, Ủy ban khởi nghĩa gấp rút được thành lập cùng khắp các địa phương, đâu đâu cũng chuẩn bị lực lượng, tinh thần.
Sáng ngày 27-8-1945, hàng chục ngàn quần chúng các quận An Biên, Châu Thành… kéo vào tỉnh lỵ, buộc Tỉnh trưởng Trịnh Tấn Truyện phải đầu hàng. Ủy ban khởi nghĩa tuyên bố xóa bỏ chính quyền cũ, thành lập chính quyền cách mạng.
Đồng thời với tỉnh lỵ, các quận cùng khởi nghĩa giành thắng lợi. Tại quận Long Mỹ, lệnh khởi nghĩa được ban hành ngày 28-8-1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và lực lượng thanh niên Tiền Phong quận, cờ đỏ sao vàng bay khắp chợ Long Mỹ. Đốc phủ Hiến, quận trưởng bị quần chúng bắt giữ cùng một số tay sai. Chính quyền cách mạng được thành lập, tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến.
Tại quận Giồng Riềng, từ 8 giờ sáng ngày 27-8-1945, lực lượng quần chúng do Thanh niên Cứu quốc và Thanh niên Tiền phong kéo về quận lỵ Giồng Riềng đến 10 giờ thì hoàn toàn giành chính quyền về tay Nhân dân.
Trong phong trào chung của tỉnh Rạch Giá, quận Long Mỹ, Nhân dân Hỏa Lựu dưới dự chỉ đạo của các tổ chức cách mạng đã nổi trống, mõ kêu gọi tập trung 2.000 người tham gia biểu tình tại chợ Hỏa Lựu rồi kéo tới trụ sở Ban Hội tề làng. Trước áp lực của quần chúng, các hương chức như: Hương chủ Nén, Hương quản Ấn phải đầu hàng, giao nộp vũ khí, giao toàn bộ hồ sơ, tài sản cho lực lượng khởi nghĩa. Quần chúng tiếp tục biểu tình, tuần hành, thị uy quanh chợ, ông Bùi Duy Hinh, thay mặt Mặt trận Việt Minh tuyên bố cuộc khởi nghĩa, giành chính quyền thắng lợi. Những ngày sau, Ủy ban hành chính lâm thời làng Hỏa Lựu được thành lập gồm các ông: Lý Văn Tô làm Chủ tịch; Nguyễn Chánh Chiếu, làm Phó Chủ tịch; Nguyễn Minh Bạch làm Ủy viên quân sự…
Tại làng Vị Thanh, được các tổ chức cách mạng kêu gọi quần chúng nổi dậy, nòng cốt là Thanh niên Tiền Phong kéo đến chợ Cái Nhum bao vây trụ sở Ban Hội tề, thu toàn bộ sổ sách, tài liệu, giấy tờ, con dấu; tuyên bố giành chính quyền về tay Nhân dân. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời khu vực Vị Thanh được thành lập, do ông Huỳnh Thiện Lộc làm Chủ tịch. Khu vực Vị Thanh bao gồm các làng Vị Thanh, Thạnh Hưng, Hòa Thuận, Ngọc Hòa trực thuộc quận Giồng Riềng. Sau đó, Vị Thanh chính thức thành quận đến cuối năm 1947.
Đồng thời, cùng cả nước, tỉnh Rạch Giá, quận Long Mỹ, Giồng Riềng - Nhân dân các làng Hỏa Lựu - Vị Thanh đã góp phần vào thắng lợi cuộc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám - năm 1945, đập tan chế độ thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay Nhân dân.
Buổi đầu độc lập, địa phương cũng đương đầu với muôn vàn khó khăn như: Bộ máy chính quyền còn non yếu, do phần lớn đội ngũ cán bộ trình độ học vấn thấp; tổ chức, đoàn thể chưa quen việc nên còn bỡ ngỡ trước nhiệm vụ mới. Về đời sống, đây đó xảy ra nạn đói, khan hiếm hàng hóa, giá cả tăng vọt. Trong Nhân dân, bệnh tật nhiều nhưng thiếu thuốc điều trị… Bên cạnh đó, Hỏa Lựu - Vị Thanh cũng có nhiều thuận lợi cơ bản như người dân có tinh thần cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn; chấp nhận đi theo con đường của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ vậy, tình hình được cải thiện, nhiều chuyển biến tích cực trong điều hành chính quyền; các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội dần đi vào ổn định.
Tháng 9-1945, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Rạch Giá, các làng Vị Thanh - Hỏa Lựu tiến hành tịch thu đất của điền Tây, lấy công điền, đất địa chủ phản động tạm cấp, tạm giao cho nông dân, ưu tiên cho thành phần tá điền, nông dân nghèo không đất, thiếu đất. Đồng thời, giáo dục các địa chủ thực hiện giảm tô, tức 25%. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm; chính quyền và các đoàn thể động viên Nhân dân nhường cơm xẻ áo, giúp người nghèo thiếu ăn, thiếu mặc. Nhờ đó, dân chúng phấn khởi khôi phục, phát triển sản xuất, mở rộng diện tích canh tác, thực hiện tổ chức vạn vần đổi công, giúp nhau trong lao động, sản xuất.
Thực hiện chủ trương của tỉnh, quận trên địa bàn Hỏa Lựu - Vị Thanh tích cực xây dựng lực lượng vũ trang, phát động nam, nữ thanh niên từ 18-45 tuổi tham gia các đội du kích, tập luyện quân sự, tuần tra, canh gác, giữ gìn an ninh trật tự xóm, ấp. Các đội tự tạo được các loại vũ khí thô sơ như dao găm, mã tấu, tầm vông vạc nhọn, phi tiêu…
Mặt khác, chính quyền cách mạng kêu gọi mọi nhà, mọi người hưởng ứng phong trào “Bình dân học vụ”; những thanh niên có học thức được động viên ra làm giáo viên xóa mù, thực hiện khẩu hiệu: “Người biết chữ dạy người chưa biết chữ”, “Người biết nhiều dạy cho người biết ít”.
Trong làng, xóm đêm đêm vang lên tiếng đọc bài, tiếng ca, tiếng hát tạo nên bầu không khí vui tươi, ấm áp nghĩa tình. Dù đời sống vật chất còn ít nhiều khó khăn, nhưng đời sống văn hóa, tinh thần tràn đầy phấn khởi, ai cũng động viên nhau góp phần xây dựng cuộc sống mới, chế độ mới trên quê hương độc lập tự do.
Những ngày tháng 8-1945, khí thế cách mạng dâng cao trong cả nước, nhất là khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Tại tỉnh Rạch Giá cũng như vùng đất Vị Thanh - Hỏa Lựu, Ủy ban khởi nghĩa gấp rút được thành lập cùng khắp các địa phương, đâu đâu cũng chuẩn bị lực lượng, tinh thần.
Sáng ngày 27-8-1945, hàng chục ngàn quần chúng các quận An Biên, Châu Thành… kéo vào tỉnh lỵ, buộc Tỉnh trưởng Trịnh Tấn Truyện phải đầu hàng. Ủy ban khởi nghĩa tuyên bố xóa bỏ chính quyền cũ, thành lập chính quyền cách mạng.
Đồng thời với tỉnh lỵ, các quận cùng khởi nghĩa giành thắng lợi. Tại quận Long Mỹ, lệnh khởi nghĩa được ban hành ngày 28-8-1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và lực lượng thanh niên Tiền Phong quận, cờ đỏ sao vàng bay khắp chợ Long Mỹ. Đốc phủ Hiến, quận trưởng bị quần chúng bắt giữ cùng một số tay sai. Chính quyền cách mạng được thành lập, tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến.
Tại quận Giồng Riềng, từ 8 giờ sáng ngày 27-8-1945, lực lượng quần chúng do Thanh niên Cứu quốc và Thanh niên Tiền phong kéo về quận lỵ Giồng Riềng đến 10 giờ thì hoàn toàn giành chính quyền về tay Nhân dân.
Trong phong trào chung của tỉnh Rạch Giá, quận Long Mỹ, Nhân dân Hỏa Lựu dưới dự chỉ đạo của các tổ chức cách mạng đã nổi trống, mõ kêu gọi tập trung 2.000 người tham gia biểu tình tại chợ Hỏa Lựu rồi kéo tới trụ sở Ban Hội tề làng. Trước áp lực của quần chúng, các hương chức như: Hương chủ Nén, Hương quản Ấn phải đầu hàng, giao nộp vũ khí, giao toàn bộ hồ sơ, tài sản cho lực lượng khởi nghĩa. Quần chúng tiếp tục biểu tình, tuần hành, thị uy quanh chợ, ông Bùi Duy Hinh, thay mặt Mặt trận Việt Minh tuyên bố cuộc khởi nghĩa, giành chính quyền thắng lợi. Những ngày sau, Ủy ban hành chính lâm thời làng Hỏa Lựu được thành lập gồm các ông: Lý Văn Tô làm Chủ tịch; Nguyễn Chánh Chiếu, làm Phó Chủ tịch; Nguyễn Minh Bạch làm Ủy viên quân sự…
Tại làng Vị Thanh, được các tổ chức cách mạng kêu gọi quần chúng nổi dậy, nòng cốt là Thanh niên Tiền Phong kéo đến chợ Cái Nhum bao vây trụ sở Ban Hội tề, thu toàn bộ sổ sách, tài liệu, giấy tờ, con dấu; tuyên bố giành chính quyền về tay Nhân dân. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời khu vực Vị Thanh được thành lập, do ông Huỳnh Thiện Lộc làm Chủ tịch. Khu vực Vị Thanh bao gồm các làng Vị Thanh, Thạnh Hưng, Hòa Thuận, Ngọc Hòa trực thuộc quận Giồng Riềng. Sau đó, Vị Thanh chính thức thành quận đến cuối năm 1947.
Đồng thời, cùng cả nước, tỉnh Rạch Giá, quận Long Mỹ, Giồng Riềng - Nhân dân các làng Hỏa Lựu - Vị Thanh đã góp phần vào thắng lợi cuộc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám - năm 1945, đập tan chế độ thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay Nhân dân.
Buổi đầu độc lập, địa phương cũng đương đầu với muôn vàn khó khăn như: Bộ máy chính quyền còn non yếu, do phần lớn đội ngũ cán bộ trình độ học vấn thấp; tổ chức, đoàn thể chưa quen việc nên còn bỡ ngỡ trước nhiệm vụ mới. Về đời sống, đây đó xảy ra nạn đói, khan hiếm hàng hóa, giá cả tăng vọt. Trong Nhân dân, bệnh tật nhiều nhưng thiếu thuốc điều trị… Bên cạnh đó, Hỏa Lựu - Vị Thanh cũng có nhiều thuận lợi cơ bản như người dân có tinh thần cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn; chấp nhận đi theo con đường của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ vậy, tình hình được cải thiện, nhiều chuyển biến tích cực trong điều hành chính quyền; các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội dần đi vào ổn định.
Tháng 9-1945, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Rạch Giá, các làng Vị Thanh - Hỏa Lựu tiến hành tịch thu đất của điền Tây, lấy công điền, đất địa chủ phản động tạm cấp, tạm giao cho nông dân, ưu tiên cho thành phần tá điền, nông dân nghèo không đất, thiếu đất. Đồng thời, giáo dục các địa chủ thực hiện giảm tô, tức 25%. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm; chính quyền và các đoàn thể động viên Nhân dân nhường cơm xẻ áo, giúp người nghèo thiếu ăn, thiếu mặc. Nhờ đó, dân chúng phấn khởi khôi phục, phát triển sản xuất, mở rộng diện tích canh tác, thực hiện tổ chức vạn vần đổi công, giúp nhau trong lao động, sản xuất.
Thực hiện chủ trương của tỉnh, quận trên địa bàn Hỏa Lựu - Vị Thanh tích cực xây dựng lực lượng vũ trang, phát động nam, nữ thanh niên từ 18-45 tuổi tham gia các đội du kích, tập luyện quân sự, tuần tra, canh gác, giữ gìn an ninh trật tự xóm, ấp. Các đội tự tạo được các loại vũ khí thô sơ như dao găm, mã tấu, tầm vông vạc nhọn, phi tiêu…
Mặt khác, chính quyền cách mạng kêu gọi mọi nhà, mọi người hưởng ứng phong trào “Bình dân học vụ”; những thanh niên có học thức được động viên ra làm giáo viên xóa mù, thực hiện khẩu hiệu: “Người biết chữ dạy người chưa biết chữ”, “Người biết nhiều dạy cho người biết ít”.
Trong làng, xóm đêm đêm vang lên tiếng đọc bài, tiếng ca, tiếng hát tạo nên bầu không khí vui tươi, ấm áp nghĩa tình. Dù đời sống vật chất còn ít nhiều khó khăn, nhưng đời sống văn hóa, tinh thần tràn đầy phấn khởi, ai cũng động viên nhau góp phần xây dựng cuộc sống mới, chế độ mới trên quê hương độc lập tự do.