Tổng Bí thư: Chủ động kịch bản và giải pháp cho các khả năng, tình huống
- Thứ sáu - 17/09/2021 21:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tổng Bí thư: Chủ động kịch bản và giải pháp cho các khả năng, tình huống
Bộ Chính trị yêu cầu Ban Cán sự Đảng Chính phủ, các Bộ, ngành địa phương bám sát quan điểm phát triển kinh tế - xã hội tại Nghị quyết Đại hội XIII; nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, quyết tâm nỗ lực cao nhất trong công tác phòng chống dịch bệnh và thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH.
Sáng 17/9, tại trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị đã họp nghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo về tình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2022 - 2024; thời điểm thực hiện cải cách chính sách lương. Cùng dự có các đồng chí Ban Bí thư, đại diện các Ban, Bộ, Ngành trung ương.
Sau khi nghe ý kiến của các cơ quan liên quan, thảo luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, kết luận cuộc họp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá các tờ trình và báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ được chuẩn bị công phu, nghiêm túc; về cơ bản đã phân tích, đánh giá đúng đắn, khách quan, toàn diện tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh; và tình hình phát triển kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước từ đầu năm đến nay, dự báo đến hết năm 2021.
Báo cáo cũng phân tích, dự báo trên cơ sở tình hình dịch bệnh làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tài chính ngân sách nhà nước phù hợp với tình hình, bảo đảm vừa phòng, chống, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế xã hội từ nay đến hết năm 2021 và cả năm 2022.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, từ đầu năm đến nay, nhờ có sự đổi mới mạnh mẽ, năng động, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, sự nỗ lực phấn đầu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã đạt được một số kết quả về phòng chống dịch bệnh, duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, chăm lo đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là đối với nhân dân và người lao động ở vùng dịch.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch lần thứ 4 với biến chủng Delta lây lan rất nhanh, kinh tế xã hội đất nước đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn, có thể kéo dài trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 và khả năng hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra cho năm 2021.
Vì vậy Bộ Chính trị cơ bản đồng tình với những phân tích, đánh giá về tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh, tình hình phát triển kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước từ đầu năm đến nay của Ban cán sự đảng Chính phủ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng lưu ý đây là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, về kinh tế xã hội đã rút ra những bài học kinh nghiệm gì để triển khai trong năm 2022, làm sao dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, sau đó Quốc hội họp và thể chế hóa với bước đi rõ ràng mạch lạc, tinh thần đổi mới và rất thiết thực.
“Trong báo cáo trình Trung ương phải nói sát, đừng mang tính khái quát chung chung. Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 sang giai đoạn thứ 4, phạm vi trên toàn thế giới rất phức tạp chứ không phải chỉ có đối với nước ta. Trong bối cảnh ấy thì chúng ta đã có những chủ trương gì, biện pháp nào, giải quyết hiệu quả ra sao từ Trung ương đến địa phương, các ngành; các cấp, các cơ quan phối hợp với nhau như thế nào. Tất nhiên để báo cáo của bộ Chính trị trình Trung ương phải mang tính tổng hợp cao” – Tổng Bí thư nói.
Đề cập về yêu cầu trong chỉ đạo điều hành từ nay đến cuối năm 2021 và việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, Bộ Chính trị yêu cầu Ban Cán sự Đảng Chính phủ, các Bộ, ngành địa phương bám sát quan điểm phát triển kinh tế - xã hội tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, quyết tâm nỗ lực cao nhất trong công tác phòng chống dịch bệnh và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; đồng thời tiếp tục nghiên cứu tổng kết thực tiễn, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, ưu tiên bảo đảm nguồn vaccine, thuốc chữa bệnh. Quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết.
Đặc biệt, bám sát tình hình, chủ động xây dựng kịch bản, giải pháp phù hợp, khả thi thích ứng với bối cảnh dịch bệnh có thể kéo dài. Sẵn sàng các phương án phòng chống dịch phù hợp và tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, nhằm thích nghi, ứng phó với mọi tình huống, bắt kịp và tranh thủ cơ hội từ xu hướng phục hồi nhanh của các nền kinh tế lớn trên thế giới, chú trọng các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập, đời sống cho người lao động.
“Chúng ta phải rất bình tĩnh, tỉnh táo, khách quan đánh giá sát, tìm trọng tâm, trọng điểm như đã nói là phải có phương pháp làm cho đúng, dự báo các khả năng, các tình huống để từ đấy đề ra các biện pháp, các phương án cụ thể, khách quan, toàn diện, sáng suốt, không phiến diện”- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Tại cuộc họp, Bộ Chính trị cũng nhất trí báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội xem xét chủ trương lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Đồng thời, căn cứ ý kiến các cơ quan liên quan, ý kiến các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư để hoàn thiện tờ trình, báo cáo trình Hội nghị Trung ương lần thứ 4./.
Sáng 17/9, tại trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị đã họp nghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo về tình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2022 - 2024; thời điểm thực hiện cải cách chính sách lương. Cùng dự có các đồng chí Ban Bí thư, đại diện các Ban, Bộ, Ngành trung ương.
Sau khi nghe ý kiến của các cơ quan liên quan, thảo luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, kết luận cuộc họp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá các tờ trình và báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ được chuẩn bị công phu, nghiêm túc; về cơ bản đã phân tích, đánh giá đúng đắn, khách quan, toàn diện tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh; và tình hình phát triển kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước từ đầu năm đến nay, dự báo đến hết năm 2021.
Báo cáo cũng phân tích, dự báo trên cơ sở tình hình dịch bệnh làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tài chính ngân sách nhà nước phù hợp với tình hình, bảo đảm vừa phòng, chống, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế xã hội từ nay đến hết năm 2021 và cả năm 2022.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, từ đầu năm đến nay, nhờ có sự đổi mới mạnh mẽ, năng động, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, sự nỗ lực phấn đầu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã đạt được một số kết quả về phòng chống dịch bệnh, duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, chăm lo đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là đối với nhân dân và người lao động ở vùng dịch.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch lần thứ 4 với biến chủng Delta lây lan rất nhanh, kinh tế xã hội đất nước đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn, có thể kéo dài trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 và khả năng hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra cho năm 2021.
Vì vậy Bộ Chính trị cơ bản đồng tình với những phân tích, đánh giá về tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh, tình hình phát triển kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước từ đầu năm đến nay của Ban cán sự đảng Chính phủ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng lưu ý đây là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, về kinh tế xã hội đã rút ra những bài học kinh nghiệm gì để triển khai trong năm 2022, làm sao dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, sau đó Quốc hội họp và thể chế hóa với bước đi rõ ràng mạch lạc, tinh thần đổi mới và rất thiết thực.
“Trong báo cáo trình Trung ương phải nói sát, đừng mang tính khái quát chung chung. Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 sang giai đoạn thứ 4, phạm vi trên toàn thế giới rất phức tạp chứ không phải chỉ có đối với nước ta. Trong bối cảnh ấy thì chúng ta đã có những chủ trương gì, biện pháp nào, giải quyết hiệu quả ra sao từ Trung ương đến địa phương, các ngành; các cấp, các cơ quan phối hợp với nhau như thế nào. Tất nhiên để báo cáo của bộ Chính trị trình Trung ương phải mang tính tổng hợp cao” – Tổng Bí thư nói.
Đề cập về yêu cầu trong chỉ đạo điều hành từ nay đến cuối năm 2021 và việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, Bộ Chính trị yêu cầu Ban Cán sự Đảng Chính phủ, các Bộ, ngành địa phương bám sát quan điểm phát triển kinh tế - xã hội tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, quyết tâm nỗ lực cao nhất trong công tác phòng chống dịch bệnh và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; đồng thời tiếp tục nghiên cứu tổng kết thực tiễn, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, ưu tiên bảo đảm nguồn vaccine, thuốc chữa bệnh. Quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết.
Đặc biệt, bám sát tình hình, chủ động xây dựng kịch bản, giải pháp phù hợp, khả thi thích ứng với bối cảnh dịch bệnh có thể kéo dài. Sẵn sàng các phương án phòng chống dịch phù hợp và tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, nhằm thích nghi, ứng phó với mọi tình huống, bắt kịp và tranh thủ cơ hội từ xu hướng phục hồi nhanh của các nền kinh tế lớn trên thế giới, chú trọng các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập, đời sống cho người lao động.
“Chúng ta phải rất bình tĩnh, tỉnh táo, khách quan đánh giá sát, tìm trọng tâm, trọng điểm như đã nói là phải có phương pháp làm cho đúng, dự báo các khả năng, các tình huống để từ đấy đề ra các biện pháp, các phương án cụ thể, khách quan, toàn diện, sáng suốt, không phiến diện”- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Tại cuộc họp, Bộ Chính trị cũng nhất trí báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội xem xét chủ trương lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Đồng thời, căn cứ ý kiến các cơ quan liên quan, ý kiến các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư để hoàn thiện tờ trình, báo cáo trình Hội nghị Trung ương lần thứ 4./.