Thi thiết kế logo kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
- Thứ bảy - 18/06/2022 03:36
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thi thiết kế logo kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
TTO - Năm 2023 đánh dấu tròn 50 năm Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao. Để kỷ niệm cột mốc này, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã phát động thi thiết kế logo, hoan nghênh sự tham gia của tất cả cá nhân không phân biệt quốc tịch.
Logo thắng giải cuộc thi sẽ được sử dụng trong các chương trình kỷ niệm, giao lưu, tuyên truyền hoặc quảng bá cho năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ Việt - Nhật.
Theo Đại sứ quán Nhật Bản tinh thần chủ đạo của các chương trình trong năm kỷ niệm là "Việt - Nhật đồng hành hướng tới tương lai - vươn tầm thế giới".
Cuộc thi được mở với tất cả cá nhân không phân biệt tuổi tác, giới tính hay quốc tịch. Nói về cuộc thi thiết kế logo, Đại sứ quán Nhật Bản chia sẻ muốn tổ chức những sự kiện mà trong đó người dân ở hai nước đều có thể tham gia, đồng hành và cùng sáng tạo để "trân trọng thêm sự thấu hiểu giữa người với người vốn là nền tảng cho sự phát triển giữa hai nước".
Theo quy định của ban tổ chức, mỗi cá nhân hoặc mỗi nhóm chỉ được nộp duy nhất 1 tác phẩm, có thể thiết kế màu hoặc trắng đen. Nếu là thiết kế màu, khi in trắng đen vẫn cần thể hiện được rõ ý tưởng.
Một trong số các tiêu chí bao gồm giúp người xem có thể hình dung sự đặc biệt của mối quan hệ Nhật Bản - Việt Nam, sự tương đồng, gần gũi giữa người dân hai nước.
Thiết kế cũng cần giúp người xem có thể hình dung quan hệ Nhật Bản - Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ hướng tới tương lai, vươn tầm khu vực và thế giới.
Cá nhân hoặc nhóm có nguyện vọng tham gia có thể đăng ký.
Hạn chót nộp tác phẩm là đến hết ngày 7-7-2022. Dự kiến vào tháng 9-2022, ban tổ chức sẽ gửi thông báo đến tác giả có tác phẩm được lựa chọn, công bố kết quả trên website, Facebook của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và các kênh truyền thông của năm kỷ niệm 50 năm.
Ngày 21-9-1973, Nhật Bản và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó, trên nền tảng "Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh của châu Á", quan hệ hai nước không ngừng phát triển cho đến ngày nay.
Các hoạt động giao lưu sôi nổi không chỉ giữa chính phủ với chính phủ mà còn được mở rộng ra với sự tham gia của nhân dân hai nước ở nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa.
Logo thắng giải cuộc thi sẽ được sử dụng trong các chương trình kỷ niệm, giao lưu, tuyên truyền hoặc quảng bá cho năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ Việt - Nhật.
Theo Đại sứ quán Nhật Bản tinh thần chủ đạo của các chương trình trong năm kỷ niệm là "Việt - Nhật đồng hành hướng tới tương lai - vươn tầm thế giới".
Cuộc thi được mở với tất cả cá nhân không phân biệt tuổi tác, giới tính hay quốc tịch. Nói về cuộc thi thiết kế logo, Đại sứ quán Nhật Bản chia sẻ muốn tổ chức những sự kiện mà trong đó người dân ở hai nước đều có thể tham gia, đồng hành và cùng sáng tạo để "trân trọng thêm sự thấu hiểu giữa người với người vốn là nền tảng cho sự phát triển giữa hai nước".
Theo quy định của ban tổ chức, mỗi cá nhân hoặc mỗi nhóm chỉ được nộp duy nhất 1 tác phẩm, có thể thiết kế màu hoặc trắng đen. Nếu là thiết kế màu, khi in trắng đen vẫn cần thể hiện được rõ ý tưởng.
Một trong số các tiêu chí bao gồm giúp người xem có thể hình dung sự đặc biệt của mối quan hệ Nhật Bản - Việt Nam, sự tương đồng, gần gũi giữa người dân hai nước.
Thiết kế cũng cần giúp người xem có thể hình dung quan hệ Nhật Bản - Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ hướng tới tương lai, vươn tầm khu vực và thế giới.
Cá nhân hoặc nhóm có nguyện vọng tham gia có thể đăng ký.
Hạn chót nộp tác phẩm là đến hết ngày 7-7-2022. Dự kiến vào tháng 9-2022, ban tổ chức sẽ gửi thông báo đến tác giả có tác phẩm được lựa chọn, công bố kết quả trên website, Facebook của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và các kênh truyền thông của năm kỷ niệm 50 năm.
Ngày 21-9-1973, Nhật Bản và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó, trên nền tảng "Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh của châu Á", quan hệ hai nước không ngừng phát triển cho đến ngày nay.
Các hoạt động giao lưu sôi nổi không chỉ giữa chính phủ với chính phủ mà còn được mở rộng ra với sự tham gia của nhân dân hai nước ở nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa.