Thêm một tỷ phú trồng sầu riêng, mít Thái ở Hậu Giang là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022
- Thứ hai - 19/09/2022 00:54
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thêm một tỷ phú trồng sầu riêng, mít Thái ở Hậu Giang là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022
Mạnh dạn chuyển đổi hàng chục ha đất từ cây lúa kém hiệu quả sang trồng sầu riêng, mít Thái, sau 3 năm cho thu hoạch tiền tỷ, lão nông Võ Văn Em (tên thường gọi Chín Em, SN 1945, ấp Long Trường 1, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) vinh dự được bình chọn là "Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022".
Chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sầu riêng trái vụ
Đầu tháng 8, đến thăm gia đình ông Võ Văn Em, trong lúc trời mưa rất lớn. Nhìn thời tiết, ông Chín Em vui vẻ, nói: Năm nay mưa sớm, lượng mưa nhiều, đến tầm tháng 9 lượng mưa sẽ giảm dần, thích hợp cho sầu riêng vụ sớm (trái mùa) ra hoa.
Ông Chín Em, chia sẻ: Ông cũng giống như những hộ nông dân khác ở vùng đất này, xuất thân từ gia đình nông dân nên khi lập gia đình riêng cha mẹ cũng chỉ cho được vài công đất để canh tác. Canh tác lúa thu nhập thấp nên gia đình ông làm thêm nghề thu mua trái cây để tăng thêm thu nhập. Từ đó tích cóp dần mua được 16ha đất ruộng. Dù cần cù chịu khó nhưng gia đình ông cũng không thoát khỏi cảnh bấp bênh, được mùa mất giá, được giá mất mùa...
Năm 2014, sau thời gian nghiên cứu, học hỏi từ nhiều nhà vườn trồng sầu riêng tại Tiền Giang, ông mạnh dạn chuyển đất trồng lúa sang trồng sầu riêng. Ban đầu, ông chuyển 3ha đất lúa sang trồng sầu riêng Ri6, sau 4 năm ông thu hoạch vụ sầu riêng đầu tiên được khoảng 30 tấn, giá giao động từ 35.000-37.000 đồng/kg.
Ông Chín tính, với 3ha đất trồng sầu riêng ông thu lợi nhuận cao cao gấp mấy lần thu nhập từ 16ha trồng lúa của gia đình những năm trước. Từ đó ông mạnh dạn chuyển toàn bộ 16ha đất trồng lúa sang trồng sầu riêng. Với 16ha đất ruộng, ông lên liếp trồng 4.000 gốc sầu riêng Ri6 và Monthong, hiện đã có 1.000 gốc sầu riêng Ri6 cho thu hoạch.
Do trồng sầu riêng sau so với nhiều hộ dân trong khu vực, được đi nhiều nơi học tập, nghiên cứu kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như thị trường, nên sau vụ sầu riêng đầu tiên cho trái, ông Chín Em quyết chuyển sang trồng sầu riêng trái vụ.
"Năm đầu tiên thu hoạch sầu riêng trúng mùa, gia đình tôi mừng lắm, nhưng vào thời điểm khoảng tháng 5 hàng năm, sầu riêng chín vụ, đầu ra rất khó, mình phụ thuộc vào thương lái, giá lại thấp nên sau khi học tập kỹ thuật trồng sầu riêng trái vụ, sang đến vụ thứ 2 tui quyết định áp dụng trồng sầu riêng trái vụ"- ông Chín Em cho biết.
Theo ông Chín Em, trồng sầu riêng cơ bản kỹ thuật khó hơn nhiều giống cây ăn trái khác, và trồng sầu riêng trái vụ càng khó hơn. Năng suất sầu riêng trái vụ cũng thấp hơn chính vụ từ 10-15%, chi phí đầu tư cũng cao hơn khoảng 10%, nhưng bù lại giá cao gấp 2-3 lần và đặc biệt đầu ra rất thuận lợi, thương lái tự tìm đến vườn mua với giá cao và số lượng lớn.
Được hỗ trợ đắc lực từ các nhà vườn lớn tại Tiền Giang về kỹ thuật cũng như phân bón nên việc xử lý cho sầu riêng ra trái trái vụ đối với ông cũng tương đối nhẹ nhàng. Thay vì vào khoảng tháng 11, khi thời tiết hết mưa các nhà vườn bắt đầu xiết nước cho sầu riêng ra hoa tự nhiên thì khoảng tháng 9 hàng năm ông Chín sẽ bơm nước bắt đầu cho cây ra hoa.
"Khoảng tháng 9 thời tiết còn mưa nên việc cho cây ra hoa đòi hỏi kỹ thuật phải cao. Với tôi thì vừa ứng dụng công nghệ, vừa áp dụng phương pháp thủ công sẽ không lo mưa, hoa đậu nhiều, trái đạt chất lượng"- ông Chín Em chia sẻ.
Sau 2 năm áp dụng cho sầu riêng cho trái trái vụ ông Chín đã thành công. Vụ đầu tiên từ 3ha sầu riêng Ri6, ông thu được 35 tấn, giá 81.000 đồng/kg; vụ thứ 2 cho trái trái vụ năng suất cũng cao, khoảng 35 tấn, nhưng không may do ảnh hưởng của Covid-19, giá chỉ dao động từ 35.000-37.000 đồng/kg.
Hiện nay ông Chín Em vừa cho cây ra hoa thành công. Đặc biệt, vụ này 700 gốc sầu riêng Monthong của ông cũng bắt đầu làm bông vụ đầu tiên khá thuận lợi. Với tình hình thời tiết và thị trường hiện tại, ông Chín tin tưởng khoảng tháng 3 năm 2023 vườn sầu riêng trái vụ của ông sẽ trúng mùa, trúng giá.
Thu tiền tỷ từ mít Thái
Thừa thắng xông lên, thu hoạch từ sầu riêng giúp gia đình ông Chín Em dư giả, năm 2020 ông quyết định thuê thêm 20ha đất để trồng cây ăn trái. Tuy nhiên, với thời gian thuê đất ngắn hạn (7 năm) chỉ thích hợp trồng cây ngắn ngày nên ông Chín chọn trồng mít Thái.
Với 20ha đất, ông Chín lên liếp trồng 30.000 gốc mít Thái. Sau 2 năm ông thu hoạch vụ mít Thái đầu tiên được 400 tấn, với giá giao động từ 25.000-30.000 đồng/kg; vụ thứ 2 năng suất cao hơn nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên giá mít Thái chỉ 4.000 đồng/kg, nhưng rất may mít vẫn bán ra được hết. Hiện tại ông vừa thu hoạch xong vụ mít Thái thứ 3, với khoảng 200 tấn đầu giá gia động từ 7.000-10.000 đồng/kg và hơn 200 tấn mít cuối vụ giá 22.000-25.000 đồng/kg.
Chia sẻ về thuận lợi của mình trong việc tìm đầu ra cho mít Thái, ông Chín chia sẻ: "Cũng may tôi có con trai làm HTX thu mua trái cây, nên toàn bộ sản lượng mít thu hoạch con tôi chủ động được nguồn cung nên không lo đầu ra, mà giá thành cao hơn bán qua lái từ 3.000-4.000 đồng/kg".
Với diện tích trồng mít Thái lớn nên phụ phẩm từ mít (mít non hái tuyển) rất nhiều nên các ao giữa các vườn sầu riêng, mít Thái, ông Chín Em tận dụng nuôi thêm cá các loại, hàng năm thu hoạch hàng chục triệu đồng.
Tháng 6 vừa qua, sau khi được Hội Nông dân huyện Phụng Hiệp cho đi tham quan mô hình làm trang trại dê từ việc tận dụng phụ phẩm mít làm thức ăn, và ủ phân hữu cơ bón cây ăn trái, ông được Hội Nông dân hỗ trợ 300 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân lập trang trại nuôi dê. Hiện trang trại dê của ông Chín có 90 con dê giống, trọng lượng từ 30-40kg.
Theo kế hoạch của ông Chín, 90 con dê này ông sẽ để giống bố mẹ, cho sinh sản và nhân rộng ra đến số lượng thích hợp thì ông mới chuyển sang nuôi dê thịt để bán...
Từ mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả của gia đình mình, ông Chín đã góp phần giải quyết quyệt làm tại chỗ cho hàng chục lao động. Hiện với diện tích đất canh tác lớn, trung bình ông Chín sử dụng từ 20 lao động thường xuyên, cao điểm vào vụ thu hoạch có thể lên đến 30 lao động, với giá nhân công từ 5-6 triệu đồng/tháng.
Nhận xét về lão nông Võ Văn Em, ông Phan Văn Năm – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phụng Hiệp, cho biết: "Chú Chín Em là một tấm gương điểm hình nông dân cần cù, chịu khó trong lao động. Tuy lớn tuổi nhưng chú Chín luôn linh hoạt trong sản xuất, đi đầu trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đáp ứng chủ trương của địa phương và yêu cầu thực tế thị trường.
Chính vì thế hàng chục năm qua chú Chín luôn được bình chọn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp của địa phương. Đặc biệt chú 2 lần được bình chọn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Năm 2022 chú Chín vinh dự được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022".
Chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sầu riêng trái vụ
Đầu tháng 8, đến thăm gia đình ông Võ Văn Em, trong lúc trời mưa rất lớn. Nhìn thời tiết, ông Chín Em vui vẻ, nói: Năm nay mưa sớm, lượng mưa nhiều, đến tầm tháng 9 lượng mưa sẽ giảm dần, thích hợp cho sầu riêng vụ sớm (trái mùa) ra hoa.
Ông Chín Em, chia sẻ: Ông cũng giống như những hộ nông dân khác ở vùng đất này, xuất thân từ gia đình nông dân nên khi lập gia đình riêng cha mẹ cũng chỉ cho được vài công đất để canh tác. Canh tác lúa thu nhập thấp nên gia đình ông làm thêm nghề thu mua trái cây để tăng thêm thu nhập. Từ đó tích cóp dần mua được 16ha đất ruộng. Dù cần cù chịu khó nhưng gia đình ông cũng không thoát khỏi cảnh bấp bênh, được mùa mất giá, được giá mất mùa...
Năm 2014, sau thời gian nghiên cứu, học hỏi từ nhiều nhà vườn trồng sầu riêng tại Tiền Giang, ông mạnh dạn chuyển đất trồng lúa sang trồng sầu riêng. Ban đầu, ông chuyển 3ha đất lúa sang trồng sầu riêng Ri6, sau 4 năm ông thu hoạch vụ sầu riêng đầu tiên được khoảng 30 tấn, giá giao động từ 35.000-37.000 đồng/kg.
Ông Chín tính, với 3ha đất trồng sầu riêng ông thu lợi nhuận cao cao gấp mấy lần thu nhập từ 16ha trồng lúa của gia đình những năm trước. Từ đó ông mạnh dạn chuyển toàn bộ 16ha đất trồng lúa sang trồng sầu riêng. Với 16ha đất ruộng, ông lên liếp trồng 4.000 gốc sầu riêng Ri6 và Monthong, hiện đã có 1.000 gốc sầu riêng Ri6 cho thu hoạch.
Do trồng sầu riêng sau so với nhiều hộ dân trong khu vực, được đi nhiều nơi học tập, nghiên cứu kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như thị trường, nên sau vụ sầu riêng đầu tiên cho trái, ông Chín Em quyết chuyển sang trồng sầu riêng trái vụ.
"Năm đầu tiên thu hoạch sầu riêng trúng mùa, gia đình tôi mừng lắm, nhưng vào thời điểm khoảng tháng 5 hàng năm, sầu riêng chín vụ, đầu ra rất khó, mình phụ thuộc vào thương lái, giá lại thấp nên sau khi học tập kỹ thuật trồng sầu riêng trái vụ, sang đến vụ thứ 2 tui quyết định áp dụng trồng sầu riêng trái vụ"- ông Chín Em cho biết.
Được hỗ trợ đắc lực từ các nhà vườn lớn tại Tiền Giang về kỹ thuật cũng như phân bón nên việc xử lý cho sầu riêng ra trái trái vụ đối với ông cũng tương đối nhẹ nhàng. Thay vì vào khoảng tháng 11, khi thời tiết hết mưa các nhà vườn bắt đầu xiết nước cho sầu riêng ra hoa tự nhiên thì khoảng tháng 9 hàng năm ông Chín sẽ bơm nước bắt đầu cho cây ra hoa.
"Khoảng tháng 9 thời tiết còn mưa nên việc cho cây ra hoa đòi hỏi kỹ thuật phải cao. Với tôi thì vừa ứng dụng công nghệ, vừa áp dụng phương pháp thủ công sẽ không lo mưa, hoa đậu nhiều, trái đạt chất lượng"- ông Chín Em chia sẻ.
Sau 2 năm áp dụng cho sầu riêng cho trái trái vụ ông Chín đã thành công. Vụ đầu tiên từ 3ha sầu riêng Ri6, ông thu được 35 tấn, giá 81.000 đồng/kg; vụ thứ 2 cho trái trái vụ năng suất cũng cao, khoảng 35 tấn, nhưng không may do ảnh hưởng của Covid-19, giá chỉ dao động từ 35.000-37.000 đồng/kg.
Hiện nay ông Chín Em vừa cho cây ra hoa thành công. Đặc biệt, vụ này 700 gốc sầu riêng Monthong của ông cũng bắt đầu làm bông vụ đầu tiên khá thuận lợi. Với tình hình thời tiết và thị trường hiện tại, ông Chín tin tưởng khoảng tháng 3 năm 2023 vườn sầu riêng trái vụ của ông sẽ trúng mùa, trúng giá.
Thu tiền tỷ từ mít Thái
Thừa thắng xông lên, thu hoạch từ sầu riêng giúp gia đình ông Chín Em dư giả, năm 2020 ông quyết định thuê thêm 20ha đất để trồng cây ăn trái. Tuy nhiên, với thời gian thuê đất ngắn hạn (7 năm) chỉ thích hợp trồng cây ngắn ngày nên ông Chín chọn trồng mít Thái.
Với 20ha đất, ông Chín lên liếp trồng 30.000 gốc mít Thái. Sau 2 năm ông thu hoạch vụ mít Thái đầu tiên được 400 tấn, với giá giao động từ 25.000-30.000 đồng/kg; vụ thứ 2 năng suất cao hơn nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên giá mít Thái chỉ 4.000 đồng/kg, nhưng rất may mít vẫn bán ra được hết. Hiện tại ông vừa thu hoạch xong vụ mít Thái thứ 3, với khoảng 200 tấn đầu giá gia động từ 7.000-10.000 đồng/kg và hơn 200 tấn mít cuối vụ giá 22.000-25.000 đồng/kg.
Chia sẻ về thuận lợi của mình trong việc tìm đầu ra cho mít Thái, ông Chín chia sẻ: "Cũng may tôi có con trai làm HTX thu mua trái cây, nên toàn bộ sản lượng mít thu hoạch con tôi chủ động được nguồn cung nên không lo đầu ra, mà giá thành cao hơn bán qua lái từ 3.000-4.000 đồng/kg".
Với diện tích trồng mít Thái lớn nên phụ phẩm từ mít (mít non hái tuyển) rất nhiều nên các ao giữa các vườn sầu riêng, mít Thái, ông Chín Em tận dụng nuôi thêm cá các loại, hàng năm thu hoạch hàng chục triệu đồng.
Tháng 6 vừa qua, sau khi được Hội Nông dân huyện Phụng Hiệp cho đi tham quan mô hình làm trang trại dê từ việc tận dụng phụ phẩm mít làm thức ăn, và ủ phân hữu cơ bón cây ăn trái, ông được Hội Nông dân hỗ trợ 300 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân lập trang trại nuôi dê. Hiện trang trại dê của ông Chín có 90 con dê giống, trọng lượng từ 30-40kg.
Theo kế hoạch của ông Chín, 90 con dê này ông sẽ để giống bố mẹ, cho sinh sản và nhân rộng ra đến số lượng thích hợp thì ông mới chuyển sang nuôi dê thịt để bán...
Từ mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả của gia đình mình, ông Chín đã góp phần giải quyết quyệt làm tại chỗ cho hàng chục lao động. Hiện với diện tích đất canh tác lớn, trung bình ông Chín sử dụng từ 20 lao động thường xuyên, cao điểm vào vụ thu hoạch có thể lên đến 30 lao động, với giá nhân công từ 5-6 triệu đồng/tháng.
Nhận xét về lão nông Võ Văn Em, ông Phan Văn Năm – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phụng Hiệp, cho biết: "Chú Chín Em là một tấm gương điểm hình nông dân cần cù, chịu khó trong lao động. Tuy lớn tuổi nhưng chú Chín luôn linh hoạt trong sản xuất, đi đầu trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đáp ứng chủ trương của địa phương và yêu cầu thực tế thị trường.
Chính vì thế hàng chục năm qua chú Chín luôn được bình chọn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp của địa phương. Đặc biệt chú 2 lần được bình chọn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Năm 2022 chú Chín vinh dự được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022".