Thay đổi nhiều biện pháp phòng chống dịch Covid-19
- Thứ hai - 09/08/2021 09:27
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thay đổi nhiều biện pháp phòng chống dịch Covid-19
Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành đang thực hiện giãn cách xã hội tổ chức hướng dẫn người dân, người lao động tự lấy mẫu xét nghiệm. Người tái dương tính với SARS-CoV-2 không cần đưa vào bệnh viện
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa ký công điện gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, trong đó có nhiều quy định mới để phù hợp hơn với tình hình hiện nay.
Trả kết quả xét nghiệm RT-PCR trong 24 giờ
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, trong thời gian nhanh nhất có thể phải thực hiện thần tốc xét nghiệm, tầm soát trên diện rộng. Đồng thời, tổ chức tốt việc điều phối, lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm kịp thời trong thời gian 24 giờ đối với RT-PCR.
Tại khu vực nguy cơ rất cao (khu vực phong tỏa), lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân từ 3-5 ngày/lần tại nhà ở/hộ gia đình, theo mẫu gộp cả hộ với RT-PCR hoặc gộp 3-5 mẫu với test nhanh kháng nguyên. Với khu vực nguy cơ cao, thực hiện lấy mẫu toàn bộ người dân 7 ngày/lần (có thể tăng tần suất nếu cần) tại nhà ở/hộ gia đình, tương tự nguyên tắc trên. Các khu vực khác thực hiện giám sát, xét nghiệm tầm soát lấy mẫu đại diện thành viên gia đình nguy cơ nhất, di chuyển nhiều nhất.
Thực hiện xét nghiệm 3 ngày/lần với trường hợp có nguy cơ cao tại các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở sản xuất - kinh doanh, khu/cụm công nghiệp, người trực tiếp cung cấp các dịch vụ thiết yếu... Xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến bệnh viện (BV) khám chữa bệnh hoặc tại cộng đồng.
Đặc biệt, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đang thực hiện giãn cách tổ chức hướng dẫn người dân, người lao động tại cơ sở sản xuất - kinh doanh, khu/cụm công nghiệp tự lấy mẫu xét nghiệm. Đây là điểm mới trong tình hình nhân lực y tế đang thiếu ở một số vùng có số ca mắc tăng cao.
F0 không có triệu chứng: Cách ly tại nhà
Theo Bộ Y tế, các địa phương áp dụng mô hình điều trị 3 tầng của Bộ Y tế, phân theo tiến triển bệnh và mức độ lâm sàng. Đối với F0 không có triệu chứng đang được chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế, cho xuất viện vào ngày thứ 7 khi xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc có tải lượng virus thấp và tiếp tục theo dõi, giám sát y tế tại nhà, nơi lưu trú. Với ca bệnh phát hiện tại cộng đồng, không có triệu chứng, nếu tải lượng virus thấp thì không cần đưa vào cơ sở y tế, mà chỉ theo dõi tại nhà. Người tái dương tính không cần đưa vào bệnh viện.
Những biện pháp nêu trên đã thay đổi so với hướng dẫn giám sát F0 tại nhà của Bộ Y tế hồi giữa tháng 7. Cụ thể, F0 đang điều trị tại BV, có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc tải lượng virus thấp, được rút ngắn thời gian xuất viện từ 10 ngày xuống 7 ngày. F0 không triệu chứng phát hiện tại cộng đồng trước đây phải đưa vào cơ sở y tế theo dõi 24 giờ, sau đó làm xét nghiệm. Hướng dẫn mới không bắt buộc đưa những người này vào BV.
Hiện biện pháp cách ly F0 tại nhà đang được áp dụng tại TP HCM. Từ giữa tháng 7, TP HCM rút ngắn thời gian cách ly của F0, F1 khi đủ điều kiện theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP HCM, cho biết việc cho F0 không triệu chứng, tải lượng virus thấp cách ly tại nhà là dựa trên kết quả theo dõi khoảng 70%-80% trường hợp F0 không có triệu chứng trong thời gian qua. Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo về giảm thời gian điều trị tại các cơ sở y tế đối với các F0. Theo ông Sơn, cách ly F0 tại nhà sau thời gian nằm viện rút ngắn được thời gian Bộ Y tế đưa ra dựa trên các căn cứ thực tiễn, khoa học, trong đó tiêu chí cần thiết là bảo đảm an toàn cho cộng đồng.
Phân bổ thuốc Remdesivir điều trị Covid-19
Bộ Y tế ngày 8-8 đã phân bổ lô thuốc Remdesivir đầu tiên với 10.000 lọ cho 8-10 BV điều trị Covid-19 tại TP HCM để đưa vào sử dụng cho công tác điều trị. Thuốc Remdesivir đã được cấp phép khẩn cấp tại Ấn Độ cho chỉ định điều trị Covid-19 với bệnh nhân nặng, thở máy/ECMO... Vì là thuốc mới, liều dùng tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, các cơ sở y tế cần theo dõi chặt chẽ về hiệu quả của thuốc và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Trả kết quả xét nghiệm RT-PCR trong 24 giờ
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, trong thời gian nhanh nhất có thể phải thực hiện thần tốc xét nghiệm, tầm soát trên diện rộng. Đồng thời, tổ chức tốt việc điều phối, lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm kịp thời trong thời gian 24 giờ đối với RT-PCR.
Tại khu vực nguy cơ rất cao (khu vực phong tỏa), lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân từ 3-5 ngày/lần tại nhà ở/hộ gia đình, theo mẫu gộp cả hộ với RT-PCR hoặc gộp 3-5 mẫu với test nhanh kháng nguyên. Với khu vực nguy cơ cao, thực hiện lấy mẫu toàn bộ người dân 7 ngày/lần (có thể tăng tần suất nếu cần) tại nhà ở/hộ gia đình, tương tự nguyên tắc trên. Các khu vực khác thực hiện giám sát, xét nghiệm tầm soát lấy mẫu đại diện thành viên gia đình nguy cơ nhất, di chuyển nhiều nhất.
Thực hiện xét nghiệm 3 ngày/lần với trường hợp có nguy cơ cao tại các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở sản xuất - kinh doanh, khu/cụm công nghiệp, người trực tiếp cung cấp các dịch vụ thiết yếu... Xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến bệnh viện (BV) khám chữa bệnh hoặc tại cộng đồng.
Đặc biệt, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đang thực hiện giãn cách tổ chức hướng dẫn người dân, người lao động tại cơ sở sản xuất - kinh doanh, khu/cụm công nghiệp tự lấy mẫu xét nghiệm. Đây là điểm mới trong tình hình nhân lực y tế đang thiếu ở một số vùng có số ca mắc tăng cao.
F0 không có triệu chứng: Cách ly tại nhà
Theo Bộ Y tế, các địa phương áp dụng mô hình điều trị 3 tầng của Bộ Y tế, phân theo tiến triển bệnh và mức độ lâm sàng. Đối với F0 không có triệu chứng đang được chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế, cho xuất viện vào ngày thứ 7 khi xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc có tải lượng virus thấp và tiếp tục theo dõi, giám sát y tế tại nhà, nơi lưu trú. Với ca bệnh phát hiện tại cộng đồng, không có triệu chứng, nếu tải lượng virus thấp thì không cần đưa vào cơ sở y tế, mà chỉ theo dõi tại nhà. Người tái dương tính không cần đưa vào bệnh viện.
Những biện pháp nêu trên đã thay đổi so với hướng dẫn giám sát F0 tại nhà của Bộ Y tế hồi giữa tháng 7. Cụ thể, F0 đang điều trị tại BV, có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc tải lượng virus thấp, được rút ngắn thời gian xuất viện từ 10 ngày xuống 7 ngày. F0 không triệu chứng phát hiện tại cộng đồng trước đây phải đưa vào cơ sở y tế theo dõi 24 giờ, sau đó làm xét nghiệm. Hướng dẫn mới không bắt buộc đưa những người này vào BV.
Hiện biện pháp cách ly F0 tại nhà đang được áp dụng tại TP HCM. Từ giữa tháng 7, TP HCM rút ngắn thời gian cách ly của F0, F1 khi đủ điều kiện theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP HCM, cho biết việc cho F0 không triệu chứng, tải lượng virus thấp cách ly tại nhà là dựa trên kết quả theo dõi khoảng 70%-80% trường hợp F0 không có triệu chứng trong thời gian qua. Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo về giảm thời gian điều trị tại các cơ sở y tế đối với các F0. Theo ông Sơn, cách ly F0 tại nhà sau thời gian nằm viện rút ngắn được thời gian Bộ Y tế đưa ra dựa trên các căn cứ thực tiễn, khoa học, trong đó tiêu chí cần thiết là bảo đảm an toàn cho cộng đồng.
Phân bổ thuốc Remdesivir điều trị Covid-19
Bộ Y tế ngày 8-8 đã phân bổ lô thuốc Remdesivir đầu tiên với 10.000 lọ cho 8-10 BV điều trị Covid-19 tại TP HCM để đưa vào sử dụng cho công tác điều trị. Thuốc Remdesivir đã được cấp phép khẩn cấp tại Ấn Độ cho chỉ định điều trị Covid-19 với bệnh nhân nặng, thở máy/ECMO... Vì là thuốc mới, liều dùng tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, các cơ sở y tế cần theo dõi chặt chẽ về hiệu quả của thuốc và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.