Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ
- Thứ năm - 06/07/2023 08:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ
Nhân chuyến công tác tại Hậu Giang của Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học - người được giao trọng trách quán triệt nội dung Tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Tác phẩm), cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhiều tỉnh, thành, ông đã dành cho Báo Hậu Giang cuộc phỏng vấn nhanh về Tác phẩm này.
Ông Nguyễn Thái Học nhấn mạnh:
- Tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra rất nhiều thông điệp, nhưng một trong những thông điệp rất quan trọng đó là phương châm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Tổng Bí thư thường đề cập đến. Đó là gì? Đó là phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không nghỉ, không ngừng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.
Đây là yêu cầu chỉ đạo của Tổng Bí thư trong phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực. Điều đó đặt ra nhiệm vụ cho tất cả các cấp, các ngành trong phát hiện, xử lý tham nhũng.
Và trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực phải đảm bảo yếu tố công khai, minh bạch, công bằng, bất kể người vi phạm là ai, dù ở cương vị, lãnh đạo quản lý nào thì cũng phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước pháp luật của Nhà nước, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Điểm ấn tượng trong Tác phẩm này là gì, thưa ông ?
- Điểm ấn tượng của Tác phẩm này thì có rất là nhiều. Ngoài bố cục chặt chẽ, nội dung sâu sắc, hình ảnh sinh động, thì một điểm ấn tượng nhất của Tác phẩm là thông qua việc tìm đọc, khai thác nội dung Tác phẩm ta sẽ thấy được cuộc đời hoạt động cách mạng vô tư, trong sáng, hết lòng, hết sức vì Đảng, vì dân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói đi đôi với làm và làm hết lòng, hết sức. Từ khi còn trẻ đã quan tâm đến đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như thế nào và cho đến nay là người đứng đầu Đảng ta.
Đó chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt về quan điểm, tư tưởng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hiện nay, tinh thần “6 dám” đang được triển khai trong cả hệ thống chính trị, vậy quan điểm của ông ra sao về “6 dám” đối với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ?
- Né tránh, đùn đẩy, sợ sai, không dám làm, đây là một thực tế xuất hiện ở một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Trong Tác phẩm này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có 1 bài viết về “Bệnh sợ trách nhiệm”, phân tích rất rõ nguyên nhân từ đâu.
Như vậy thì hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai, không dám làm chúng ta phải phân tích, đánh giá nguyên nhân từ đâu, nếu từ sự yếu kém trong khả năng, năng lực của cán bộ, thì chúng ta phải xem xét, xử lý cán bộ, bởi vì do khả năng, năng lực yếu kém cho nên mình không dám làm; còn nếu do về mặt cơ chế, chính sách, luật pháp không rõ ràng để cán bộ sợ không dám làm thì chúng ta phải sửa ngay cơ chế, chính sách, luật pháp. Để làm sao cán bộ, đảng viên của chúng ta thể hiện rõ, đầy đủ tinh thần dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung…
Ông Nguyễn Thái Học nhấn mạnh:
- Tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra rất nhiều thông điệp, nhưng một trong những thông điệp rất quan trọng đó là phương châm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Tổng Bí thư thường đề cập đến. Đó là gì? Đó là phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không nghỉ, không ngừng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.
Đây là yêu cầu chỉ đạo của Tổng Bí thư trong phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực. Điều đó đặt ra nhiệm vụ cho tất cả các cấp, các ngành trong phát hiện, xử lý tham nhũng.
Và trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực phải đảm bảo yếu tố công khai, minh bạch, công bằng, bất kể người vi phạm là ai, dù ở cương vị, lãnh đạo quản lý nào thì cũng phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước pháp luật của Nhà nước, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Điểm ấn tượng trong Tác phẩm này là gì, thưa ông ?
- Điểm ấn tượng của Tác phẩm này thì có rất là nhiều. Ngoài bố cục chặt chẽ, nội dung sâu sắc, hình ảnh sinh động, thì một điểm ấn tượng nhất của Tác phẩm là thông qua việc tìm đọc, khai thác nội dung Tác phẩm ta sẽ thấy được cuộc đời hoạt động cách mạng vô tư, trong sáng, hết lòng, hết sức vì Đảng, vì dân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói đi đôi với làm và làm hết lòng, hết sức. Từ khi còn trẻ đã quan tâm đến đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như thế nào và cho đến nay là người đứng đầu Đảng ta.
Đó chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt về quan điểm, tư tưởng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hiện nay, tinh thần “6 dám” đang được triển khai trong cả hệ thống chính trị, vậy quan điểm của ông ra sao về “6 dám” đối với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ?
- Né tránh, đùn đẩy, sợ sai, không dám làm, đây là một thực tế xuất hiện ở một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Trong Tác phẩm này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có 1 bài viết về “Bệnh sợ trách nhiệm”, phân tích rất rõ nguyên nhân từ đâu.
Như vậy thì hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai, không dám làm chúng ta phải phân tích, đánh giá nguyên nhân từ đâu, nếu từ sự yếu kém trong khả năng, năng lực của cán bộ, thì chúng ta phải xem xét, xử lý cán bộ, bởi vì do khả năng, năng lực yếu kém cho nên mình không dám làm; còn nếu do về mặt cơ chế, chính sách, luật pháp không rõ ràng để cán bộ sợ không dám làm thì chúng ta phải sửa ngay cơ chế, chính sách, luật pháp. Để làm sao cán bộ, đảng viên của chúng ta thể hiện rõ, đầy đủ tinh thần dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung…
Bệnh sợ trách nhiệm Trong bài viết: “Bệnh sợ trách nhiệm”, đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 11/1973; bút danh Người xây dựng, có đoạn: Người sợ trách nhiệm thường rụt rè, do dự trong khi giải quyết công việc, không phát biểu rõ ràng, dứt khoát ý kiến riêng của mình, không dám quyết đoán những việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình. Vì muốn trốn tránh trách nhiệm cá nhân của mình, các đồng chí này thường vin vào lý do chưa có chỉ thị của cấp trên để ỷ lại và chờ đợi một cách thụ động. Trước những công việc mới cần có ý kiến của cấp trên thì chỉ xin ý kiến rồi ngồi chờ, không chủ động tìm tòi và kiến nghị cách giải quyết cho kịp thời. Đối với những việc đã có chủ trương rõ ràng rồi cũng vẫn muốn chờ sự hướng dẫn thật chi tiết của cấp trên rồi mới làm, chứ không mạnh dạn quyết định các kế hoạch, biện pháp tích cực để thực hiện cho nhanh chóng và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hay đơn vị mình. |
Ông Nguyễn Thái Học: Chúng ta đã có nhiều quy định về khuyến khích cán bộ, đảng viên dám nghĩ, dám làm; về bảo vệ những cán bộ năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Mong muốn của Đảng ta là cán bộ phải phát huy hết năng lực, sở trường của mình, năng động, sáng tạo, vì cái chung… |