Nỗ lực hết mình để đối ngoại nhân dân là một trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại
- Thứ tư - 22/12/2021 21:37
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nỗ lực hết mình để đối ngoại nhân dân là một trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại
Tham dự Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga đã trình bày tham luận “Phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân, một trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại”.
Theo bà Nguyễn Phương Nga, những người làm công tác đối ngoại nhân dân rất phấn khởi khi Đại hội XIII của Đảng lần đầu tiên nêu rõ chủ trương “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân”.
Đối ngoại nhân dân vừa là nét đặc sắc, sáng tạo vừa là tài sản, vốn quý, kinh nghiệm quý giá của đối ngoại Việt Nam. Trong bối cảnh tình hình thế giới phức tạp, thách thức và cơ hội, đối tượng và đối tác đan xen, vừa đấu tranh vừa hợp tác, hơn lúc nào hết, đối ngoại nhân dân phải phát huy tiềm lực, vị thế của đất nước, ưu thế của đối ngoại nhân dân, đi đầu xây dựng, củng cố lòng tin, nền tảng xã hội hữu nghị với các nước, tranh thủ sự ủng hộ và nguồn lực quốc tế, tạo lập môi trường hoà bình, thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ giữa các quốc gia, hỗ trợ đắc lực, hiệu quả cho đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước.
Để nâng cao hiệu quả, phát huy vai trò của “trụ cột đối ngoại nhân dân” trong thời gian tới, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã đề xuất ba nhóm giải pháp và hai kiến nghị. Cụ thể:
Ba nhóm giải pháp là:
Thứ nhất: Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XIII, nâng cao nhận thức thống nhất trong toàn hệ thống chính trị về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của đối ngoại nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng và sự quản lý tập trung của Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, phân vai, hỗ trợ giữa các trụ cột của đối ngoại, giữa các tổ chức nhân dân ở trung ương và địa phương, để phát huy được thế mạnh đặc thù của mỗi tổ chức, mỗi trụ cột, và sức mạnh tổng hợp của đối ngoại Việt Nam.
Nhóm thứ hai: Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, thích ứng với tình hình và nhiệm vụ mới. Bám sát phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”, ứng dụng công nghệ thông tin, củng cố, mở rộng, đa dạng hoá mạng lưới đối tác, lực lượng, phạm vi hoạt động, tạo đan xen lợi ích và độ tin cậy, làm tốt vai trò “cầu nối”, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước, nhất là nhân dân các nước láng giềng, ASEAN, đối tác chiến lược, toàn diện, bạn bè truyền thống, đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững và huy động nguồn lực quốc tế thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước. Chủ động thúc đẩy, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế và đồng bào ta ở nước ngoài, đồng thời tích cực đóng góp vào các nỗ lực của cộng đồng quốc tế thúc đẩy đối thoại, tuân thủ luật pháp quốc tế, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững
Nhóm thứ ba: Xây dựng lực lượng đối ngoại nhân dân “vững mạnh”. Kiện toàn tổ chức, hoàn thiện cơ chế, chính sách để bảo đảm nguồn lực tài chính và con người cho đối ngoại nhân dân, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại nhân dân chuyên trách ổn định, có phẩm chất và đạo đức cách mạng, có bản lĩnh chính trị, tâm huyết, có năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Hai kiến nghị là:
Thứ nhất: Ban Bí thư trung ương Đảng sớm ban hành Chỉ thị mới về đối ngoại nhân dân thay thế Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 06/7/2011 của Ban Bí thư (khóa XI) để phù hợp với vai trò, nhiệm vụ mới là một trụ cột của đối ngoại Việt Nam.
Thứ hai: Các cơ quan quản lý nhà nước thể chế hóa kịp thời và thực hiện nhất quán đường lối, chủ trương của Đảng, tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm nguồn lực phù hợp để đối ngoại nhân dân hoàn thành nhiệm vụ.
Chủ tịch Nguyễn Phương Nga cũng nhấn mạnh, những người làm công tác đối ngoại nhân dân sẽ nỗ lực hết sức mình để đối ngoại nhân dân thực sự là một trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, góp phần thực hiện khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc và tăng cường hoà bình và tình hữu nghị giữa nhân dân toàn thế giới.
Theo bà Nguyễn Phương Nga, những người làm công tác đối ngoại nhân dân rất phấn khởi khi Đại hội XIII của Đảng lần đầu tiên nêu rõ chủ trương “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân”.
Để nâng cao hiệu quả, phát huy vai trò của “trụ cột đối ngoại nhân dân” trong thời gian tới, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã đề xuất ba nhóm giải pháp và hai kiến nghị. Cụ thể:
Ba nhóm giải pháp là:
Thứ nhất: Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XIII, nâng cao nhận thức thống nhất trong toàn hệ thống chính trị về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của đối ngoại nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng và sự quản lý tập trung của Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, phân vai, hỗ trợ giữa các trụ cột của đối ngoại, giữa các tổ chức nhân dân ở trung ương và địa phương, để phát huy được thế mạnh đặc thù của mỗi tổ chức, mỗi trụ cột, và sức mạnh tổng hợp của đối ngoại Việt Nam.
Nhóm thứ hai: Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, thích ứng với tình hình và nhiệm vụ mới. Bám sát phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”, ứng dụng công nghệ thông tin, củng cố, mở rộng, đa dạng hoá mạng lưới đối tác, lực lượng, phạm vi hoạt động, tạo đan xen lợi ích và độ tin cậy, làm tốt vai trò “cầu nối”, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước, nhất là nhân dân các nước láng giềng, ASEAN, đối tác chiến lược, toàn diện, bạn bè truyền thống, đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững và huy động nguồn lực quốc tế thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước. Chủ động thúc đẩy, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế và đồng bào ta ở nước ngoài, đồng thời tích cực đóng góp vào các nỗ lực của cộng đồng quốc tế thúc đẩy đối thoại, tuân thủ luật pháp quốc tế, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững
Nhóm thứ ba: Xây dựng lực lượng đối ngoại nhân dân “vững mạnh”. Kiện toàn tổ chức, hoàn thiện cơ chế, chính sách để bảo đảm nguồn lực tài chính và con người cho đối ngoại nhân dân, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại nhân dân chuyên trách ổn định, có phẩm chất và đạo đức cách mạng, có bản lĩnh chính trị, tâm huyết, có năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Hai kiến nghị là:
Thứ nhất: Ban Bí thư trung ương Đảng sớm ban hành Chỉ thị mới về đối ngoại nhân dân thay thế Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 06/7/2011 của Ban Bí thư (khóa XI) để phù hợp với vai trò, nhiệm vụ mới là một trụ cột của đối ngoại Việt Nam.
Thứ hai: Các cơ quan quản lý nhà nước thể chế hóa kịp thời và thực hiện nhất quán đường lối, chủ trương của Đảng, tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm nguồn lực phù hợp để đối ngoại nhân dân hoàn thành nhiệm vụ.
Chủ tịch Nguyễn Phương Nga cũng nhấn mạnh, những người làm công tác đối ngoại nhân dân sẽ nỗ lực hết sức mình để đối ngoại nhân dân thực sự là một trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, góp phần thực hiện khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc và tăng cường hoà bình và tình hữu nghị giữa nhân dân toàn thế giới.