Nhìn lại chuyến công tác của Thủ tướng đến Hoa Kỳ: Hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương
- Thứ năm - 19/05/2022 08:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhìn lại chuyến công tác của Thủ tướng đến Hoa Kỳ: Hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương
VOV.VN - Trong chuyến công du Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 10 hoạt động song phương bên lề với lãnh đạo nhiều nước và 6 tổ chức quốc tế.
Trong chuyến công du Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 10 hoạt động song phương bên lề với lãnh đạo các nước Campuchia, Singapore, Indonesia, Lào và 6 tổ chức quốc tế: Giám đốc điều hành WB, Giám đốc điều hành IMF, Phó Tổng thư ký LHQ, Giám đốc điều hành UNICEF, Chủ tịch ĐHĐ LHQ và Tổng Giám đốc điều hành UNDP. Gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen, hai Thủ tướng nhất trí thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao trong "Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2022", phối hợp tổ chức tốt các hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước (24/6/1967 - 2022);
Hai nước tiếp tục duy trì đà phát triển thương mại - đầu tư; thúc đẩy du lịch, trong đó có du lịch đường bộ; sử dụng hiệu quả hệ thống cửa khẩu để tạo thuận lợi cho giao thương và giao lưu nhân dân; Đặc biệt, tiếp tục phát huy thành quả phân giới cắm mốc khoảng 84% đường biên giới trên đất liền và tiếp tục giải quyết phân giới cắm mốc khoảng 16% còn lại; cùng phối hợp xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị giữa hai nước.
Gặp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, hai Nhà lãnh đạo nhất trí đẩy mạnh các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao; Duy trì thường xuyên các cơ chế hợp tác song phương; Tiếp tục hợp tác phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, trong đó có hợp tác phát triển kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn...
Đặc biệt, hai bên tiếp tục mở rộng và phát triển các khu công nghiệp VSIP; Cùng phối hợp tận dụng hiệu quả lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới hai nước cùng tham gia như CPTPP, RCEP...
Gặp Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh, hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục phối hợp thực hiện hiệu quả các thỏa thuận giữa hai Đảng, hai Chính phủ; duy trì trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao thường xuyên; thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác trọng điểm;
Đặc biệt, hai bên phối hợp triển khai tốt các hoạt động trong khuôn khổ “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022” chào mừng 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (05/9/1962) và 45 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào (18/7/1977).
Tiếp Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới WB Axel Van Trotsenburg, Thủ tướng đề nghị hợp tác tập trung vào các lĩnh vực: Chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số; Các dự án hạ tầng giao thông lớn như các tuyến cao tốc, đường ven biển; Các dự án ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL, miền Trung; Xóa đói giảm nghèo; Nâng cao năng lực y tế…
Tổng Giám đốc điều hành WB cho rằng, vấn đề đặt ra với Việt Nam là cần cân bằng giữa nhu cầu năng lượng lớn cho phát triển và yêu cầu phát triển bền vững; đồng tình với các lĩnh vực hợp tác trên, ông Axel Van Trotsenburg khẳng định WB rất quan tâm hỗ trợ Việt Nam trong quá trình trở thành nước thu nhập trung bình cao, đạt tới những nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị.
Trong cuộc điện đàm với Phó Tổng Giám đốc IMF Antoinette Monsio Sayeh, Thủ tướng đánh giá cao sự đồng hành, hỗ trợ của IMF đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là hỗ trợ xây dựng chính sách của Việt Nam. Thủ tướng cũng đề nghị IMF hỗ trợ Việt Nam thực hiện hiệu quả chương trình triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội;
Trước mắt, Thủ tướng đề nghị IMF hỗ trợ, tư vấn cho Việt Nam trong đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô; phát triển thị trường vốn minh bạch, bền vững; kiểm soát lạm phát; phát triển logistics, giảm phí vận tải; đổi mới công nghệ, chuyển đổi số; đa dạng hóa chuỗi cung ứng; chống biến đổi khí hậu; chuyển đổi năng lượng...
Phó Tổng giám đốc IMF khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác tốt của IMF; nhấn mạnh IMF sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam theo các đề nghị của Thủ tướng, trong đó sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong tư vấn xây dựng chính sách; mong muốn được thăm, làm việc trực tiếp với cơ quan chức năng của Việt Nam để có các chương trình cụ thể.
Trong cuộc gặp với Phó Tổng Thư ký LHQ, bà Amina Mohammed, Thủ tướng cho biết Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ, toàn diện ba đột phá chiến lược để hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước trở thành nước công nghiệp, có thu nhập cao vào năm 2045; mong muốn LHQ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ hiệu quả, trong đó có việc hỗ trợ triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Gặp bà Catherine M. Russell, Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ Việt Nam rất cảm kích và tri ân những hỗ trợ thiết thực của UNICEF đối với Việt Nam trong hơn 40 năm qua. Thủ tướng khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ hợp tác với UNICEF và đánh giá cao các đóng góp quan trọng hàng đầu của UNICEF trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên thế giới.
Về phần mình, bà Catherine Russell hoan nghênh và đánh giá cao những chủ trương, chính sách xuyên suốt của Việt Nam về chăm lo, bảo vệ quyền trẻ em trong các chương trình, kế hoạch hành động quốc gia; khẳng định UNICEF sẽ tiếp tục tích cực triển khai Chương trình quốc gia Việt Nam-UNICEF giai đoạn 2022-2026 đáp ứng các ưu tiên của Việt Nam, đồng thời UNICEF sẽ đồng hành cùng các tổ chức trong Cơ chế COVAX hỗ trợ Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19, nhất là cung cấp vaccine và sản xuất vaccine trong nước
Tại cuộc gặp với Chủ tịch Đại Hội đồng LHQ Abdulla Shahid, Thủ tướng khẳng định Việt Nam rất coi trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của LHQ trong quản trị toàn cầu, điều phối và dẫn dắt các nỗ lực đa phương, khởi xướng và đề xuất các giải pháp toàn cầu để ứng phó với các thách thức chung của cộng đồng quốc tế. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ triển khai các cam kết tại Hội nghị COP26, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách; mong LHQ thúc đẩy các nước đang phát triển thực hiện đầy đủ cam kết về hỗ trợ cho các nước đang phát triển, nhất là về tài chính khí hậu, chuyển giao công nghệ. (Ảnh: VGP)
Chủ tịch Đại Hội đồng LHQ Abdulla Shahid bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu kinh tế-xã hội vượt bậc của Việt Nam và thành công trong lĩnh vực phòng chống đại dịch COVID-19; đồng thời chúc mừng và cho rằng Việt Nam là câu chuyện thành công của 1 quốc gia đã vượt qua xuất phát điểm gặp nhiều khó khăn để vượt lên có nhiều thành quả đáng tự hào, nổi bật về kinh tế xã hội, ứng phó với dịch bệnh; là một trong những quốc gia hình mẫu của LHQ, có nhiều đóng góp quan trọng củng cố chủ nghĩa đa phương và tham gia công việc của LHQ (Ảnh: VGP)
Gặp ông Achim Steiner, Tổng Giám đốc điều hành UNDP, Thủ tướng đề nghị UNDP tiếp tục tư vấn kỹ thuật, chuyên môn cho Việt Nam để đạt thỏa thuận thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng với các nước G7; đồng thời hỗ trợ Việt Nam xây dựng chiến lược huy động tài chính khí hậu từ các đối tác phát triển khi các biện pháp giảm phát thải trong các lĩnh vực từ nay đến năm 2050 ở Việt Nam đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn, ước từ 350-400 tỷ USD.
Về phần mình, ông Achim Steiner chúc mừng những thành tựu to lớn Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua nhờ chủ trương, chính sách đúng đắn, cho rằng Việt Nam là một hình mẫu trong phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện các Mục tiêu SDGs, mang lại nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho LHQ và cộng đồng quốc tế; khẳng định UNDP luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn chính sách và vận động nguồn lực cho giai đoạn phát triển mới của Việt Nam./.
Trong chuyến công du Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 10 hoạt động song phương bên lề với lãnh đạo các nước Campuchia, Singapore, Indonesia, Lào và 6 tổ chức quốc tế: Giám đốc điều hành WB, Giám đốc điều hành IMF, Phó Tổng thư ký LHQ, Giám đốc điều hành UNICEF, Chủ tịch ĐHĐ LHQ và Tổng Giám đốc điều hành UNDP. Gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen, hai Thủ tướng nhất trí thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao trong "Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2022", phối hợp tổ chức tốt các hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước (24/6/1967 - 2022);
Hai nước tiếp tục duy trì đà phát triển thương mại - đầu tư; thúc đẩy du lịch, trong đó có du lịch đường bộ; sử dụng hiệu quả hệ thống cửa khẩu để tạo thuận lợi cho giao thương và giao lưu nhân dân; Đặc biệt, tiếp tục phát huy thành quả phân giới cắm mốc khoảng 84% đường biên giới trên đất liền và tiếp tục giải quyết phân giới cắm mốc khoảng 16% còn lại; cùng phối hợp xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị giữa hai nước.
Gặp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, hai Nhà lãnh đạo nhất trí đẩy mạnh các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao; Duy trì thường xuyên các cơ chế hợp tác song phương; Tiếp tục hợp tác phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, trong đó có hợp tác phát triển kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn...
Đặc biệt, hai bên tiếp tục mở rộng và phát triển các khu công nghiệp VSIP; Cùng phối hợp tận dụng hiệu quả lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới hai nước cùng tham gia như CPTPP, RCEP...
Gặp Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh, hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục phối hợp thực hiện hiệu quả các thỏa thuận giữa hai Đảng, hai Chính phủ; duy trì trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao thường xuyên; thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác trọng điểm;
Đặc biệt, hai bên phối hợp triển khai tốt các hoạt động trong khuôn khổ “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022” chào mừng 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (05/9/1962) và 45 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào (18/7/1977).
Tiếp Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới WB Axel Van Trotsenburg, Thủ tướng đề nghị hợp tác tập trung vào các lĩnh vực: Chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số; Các dự án hạ tầng giao thông lớn như các tuyến cao tốc, đường ven biển; Các dự án ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL, miền Trung; Xóa đói giảm nghèo; Nâng cao năng lực y tế…
Tổng Giám đốc điều hành WB cho rằng, vấn đề đặt ra với Việt Nam là cần cân bằng giữa nhu cầu năng lượng lớn cho phát triển và yêu cầu phát triển bền vững; đồng tình với các lĩnh vực hợp tác trên, ông Axel Van Trotsenburg khẳng định WB rất quan tâm hỗ trợ Việt Nam trong quá trình trở thành nước thu nhập trung bình cao, đạt tới những nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị.
Trong cuộc điện đàm với Phó Tổng Giám đốc IMF Antoinette Monsio Sayeh, Thủ tướng đánh giá cao sự đồng hành, hỗ trợ của IMF đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là hỗ trợ xây dựng chính sách của Việt Nam. Thủ tướng cũng đề nghị IMF hỗ trợ Việt Nam thực hiện hiệu quả chương trình triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội;
Trước mắt, Thủ tướng đề nghị IMF hỗ trợ, tư vấn cho Việt Nam trong đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô; phát triển thị trường vốn minh bạch, bền vững; kiểm soát lạm phát; phát triển logistics, giảm phí vận tải; đổi mới công nghệ, chuyển đổi số; đa dạng hóa chuỗi cung ứng; chống biến đổi khí hậu; chuyển đổi năng lượng...
Phó Tổng giám đốc IMF khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác tốt của IMF; nhấn mạnh IMF sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam theo các đề nghị của Thủ tướng, trong đó sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong tư vấn xây dựng chính sách; mong muốn được thăm, làm việc trực tiếp với cơ quan chức năng của Việt Nam để có các chương trình cụ thể.
Trong cuộc gặp với Phó Tổng Thư ký LHQ, bà Amina Mohammed, Thủ tướng cho biết Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ, toàn diện ba đột phá chiến lược để hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước trở thành nước công nghiệp, có thu nhập cao vào năm 2045; mong muốn LHQ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ hiệu quả, trong đó có việc hỗ trợ triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Gặp bà Catherine M. Russell, Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ Việt Nam rất cảm kích và tri ân những hỗ trợ thiết thực của UNICEF đối với Việt Nam trong hơn 40 năm qua. Thủ tướng khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ hợp tác với UNICEF và đánh giá cao các đóng góp quan trọng hàng đầu của UNICEF trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên thế giới.
Về phần mình, bà Catherine Russell hoan nghênh và đánh giá cao những chủ trương, chính sách xuyên suốt của Việt Nam về chăm lo, bảo vệ quyền trẻ em trong các chương trình, kế hoạch hành động quốc gia; khẳng định UNICEF sẽ tiếp tục tích cực triển khai Chương trình quốc gia Việt Nam-UNICEF giai đoạn 2022-2026 đáp ứng các ưu tiên của Việt Nam, đồng thời UNICEF sẽ đồng hành cùng các tổ chức trong Cơ chế COVAX hỗ trợ Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19, nhất là cung cấp vaccine và sản xuất vaccine trong nước
Tại cuộc gặp với Chủ tịch Đại Hội đồng LHQ Abdulla Shahid, Thủ tướng khẳng định Việt Nam rất coi trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của LHQ trong quản trị toàn cầu, điều phối và dẫn dắt các nỗ lực đa phương, khởi xướng và đề xuất các giải pháp toàn cầu để ứng phó với các thách thức chung của cộng đồng quốc tế. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ triển khai các cam kết tại Hội nghị COP26, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách; mong LHQ thúc đẩy các nước đang phát triển thực hiện đầy đủ cam kết về hỗ trợ cho các nước đang phát triển, nhất là về tài chính khí hậu, chuyển giao công nghệ. (Ảnh: VGP)
Chủ tịch Đại Hội đồng LHQ Abdulla Shahid bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu kinh tế-xã hội vượt bậc của Việt Nam và thành công trong lĩnh vực phòng chống đại dịch COVID-19; đồng thời chúc mừng và cho rằng Việt Nam là câu chuyện thành công của 1 quốc gia đã vượt qua xuất phát điểm gặp nhiều khó khăn để vượt lên có nhiều thành quả đáng tự hào, nổi bật về kinh tế xã hội, ứng phó với dịch bệnh; là một trong những quốc gia hình mẫu của LHQ, có nhiều đóng góp quan trọng củng cố chủ nghĩa đa phương và tham gia công việc của LHQ (Ảnh: VGP)
Gặp ông Achim Steiner, Tổng Giám đốc điều hành UNDP, Thủ tướng đề nghị UNDP tiếp tục tư vấn kỹ thuật, chuyên môn cho Việt Nam để đạt thỏa thuận thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng với các nước G7; đồng thời hỗ trợ Việt Nam xây dựng chiến lược huy động tài chính khí hậu từ các đối tác phát triển khi các biện pháp giảm phát thải trong các lĩnh vực từ nay đến năm 2050 ở Việt Nam đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn, ước từ 350-400 tỷ USD.
Về phần mình, ông Achim Steiner chúc mừng những thành tựu to lớn Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua nhờ chủ trương, chính sách đúng đắn, cho rằng Việt Nam là một hình mẫu trong phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện các Mục tiêu SDGs, mang lại nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho LHQ và cộng đồng quốc tế; khẳng định UNDP luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn chính sách và vận động nguồn lực cho giai đoạn phát triển mới của Việt Nam./.