Khám phá du lịch sông nước, miệt vườn Hậu Giang
- Thứ tư - 13/07/2022 23:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Khám phá du lịch sông nước, miệt vườn Hậu Giang
Đến với Hậu Giang, du khách có nhiều trải nghiệm thú vị, nơi đây được đánh giá có tài nguyên tự nhiên đa dạng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, tạo nên những khoảng không gian dài, trải rộng với vườn cây ăn trái, đồng ruộng bao la, có nhiều điểm du lịch đáng trải nghiệm.
Trải nghiệm nét đặc sắc ở miền quê sông nước
Khi đến Hậu Giang, nếu du khách thích thưởng ngoạn cảnh quan miền Tây thu nhỏ, có thể bắt đầu ngay trên tàu du lịch Xà No bồng bềnh sóng nước, du khách sẽ được thưởng thức món ăn miệt vườn, ngắm cảnh hai bên bờ kênh, đoạn ngang trung tâm đô thị Vị Thanh lúc lên đèn, được nghe những câu vọng cổ ngọt lịm và có thể cùng hòa giọng với nghệ nhân tài tử, ca sĩ... Đây là sản phẩm du lịch mới ra đời vài tháng nay.
Tại thành phố Vị Thanh, trung tâm của tỉnh lỵ, có nhiều điểm đến để du khách khám phá nét đẹp, đó là về với vùng khóm Cầu Đúc, ở xã Hỏa Tiến, cách trung tâm chưa đến 10km, nơi đây là một điểm sáng về du lịch cộng đồng. Nhiều người dân đã từng bước được trang bị kiến thức làm du lịch để phục vụ du khách. Đến đây, du khách có thể tham quan những ruộng khóm bạt ngàn, rộng hàng chục héc-ta, trải nghiệm cùng trồng, thu hoạch khóm, giúp du khách thỏa sức thưởng ngoạn cảnh sắc vùng quê yên bình khó có nơi nào sánh bằng và chọn cho mình một góc ảnh thích hợp để lưu lại những khoảnh khắc ấn tượng nơi đây.
Trải dài trên dòng kênh xáng, hướng về thành phố Cần Thơ là huyện Châu Thành A. Địa phương đang tập trung đầu tư cho du lịch và đang có những sản phẩm để du khách có thể dừng chân khi tham quan tuyến sông nối với kênh xáng Phong Điền, ra sông Hậu… tuyến du lịch này vẫn còn rất hoang sơ. Đã có nhiều đơn vị lữ hành đến khảo sát và tư vấn để Hậu Giang có thêm một sản phẩm du lịch đặc sắc, thu hút khách quốc tế trên tuyến sông này.
Du khách cũng có thể đến với Ngã Bảy, thành phố gắn liền với sản phẩm du lịch Chợ nổi Ngã Bảy trứ danh. Nơi đây đang nỗ lực phục hồi chợ nổi, làm bờ kè, đầu tư hệ thống công viên, cây xanh, nhà hàng, khách sạn nghỉ dưỡng. Vẫn còn ở đó bảy ngã sông, mơn man câu hát “Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kênh Ngã Bảy”, cùng với những vườn cây ăn trái trải rộng như vườn dâu, chôm chôm, nho, những câu chuyện ở xóm rẫy một thời, xóm cần xé… vẫn đang nỗ lực để tồn tại, giữ chút nét văn hóa xưa ở dọc các nhánh sông. Bà Trần Hạnh, chủ homestay Miệt Vườn, cặp bên dòng sông Ngã Bảy, chia sẻ: “Vì nhớ ký ức về chợ nổi, tôi gom hết vốn liếng để mua hơn 3 công đất xây dựng homestay. Tôi mong muốn gợi lại ký ức xưa cho những ai từng sống ở vùng đất này, cho những bạn trẻ muốn tìm hiểu về Ngã Bảy với nét văn hóa độc đáo đã qua. Đến đây, du khách được trải nghiệm và thưởng thức những đặc sản miền quê sông nước, nghe những người lớn tuổi kể lại những câu chuyện xưa, thời chợ nổi còn tấp nập xuồng ghe”.
Cùng học làm nông dân
Bảo Gia Farm Camping tại xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, sẽ là sản phẩm du lịch nông nghiệp, dành cho những ai yêu thích, tìm hiểu cách làm nông nghiệp sạch. Với diện tích hơn 8ha, nơi đây được đầu tư gần 8 năm qua, giờ đã gần hoàn thiện, đã mở cửa phục vụ khách, thu hút đối tượng chính là học sinh, sinh viên, với những tiết học trải nghiệm làm nông nghiệp, những chuyến đi của những gia đình ở thành phố, muốn tìm hiểu về nông trại, cách trồng trọt, chăm sóc các loại cây ăn trái. Điểm đến này được quy hoạch thành rất nhiều khu với nhiều loại cây trồng khác nhau, được thực hiện bởi những kỹ sư nông nghiệp có chuyên môn, đủ trình độ để hướng dẫn và dành những khoảng đất cho du khách có thể trồng và chăm sóc cây… Ông Phan Văn Nghĩa, Giám đốc Bảo Gia Farm Camping, chia sẻ: Ý tưởng làm nông nghiệp sạch và tạo một điểm đến cho những người yêu thích trải nghiệm nghề nông đã khiến ông tập trung đầu tư cho sản phẩm đầy tâm huyết này. Du khách sẽ tìm thấy sự thoải mái thật sự, bỏ qua hết những nhọc nhằn ngoài cuộc sống, để được trở về, trải lòng mình với thiên nhiên và khám phá nhiều điều thú vị.
Cùng với Bảo Gia Farm Camping, một số điểm du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng và những điểm đến miệt vườn để thưởng thức cây ăn trái và những món ăn đồng quê ở Hậu Giang, như Trang trại sữa dê Ngọc Đào, homestay Mương Đình ở huyện Châu Thành A, homestay Miệt Vườn, vườn dâu Thiên Ân ở thành phố Ngã Bảy, Bamboo Garden ở huyện Phụng Hiệp… Đến đây, du khách được trải nghiệm không khí của miền quê, được trồng cây, tát mương, bắt cá, được đi qua những chiếc cầu tre lắt lẻo giờ đã hiếm thấy trên những con đường quê; được tắm mình trong không gian xanh mướt của ruộng, vườn và thưởng thức những món ăn đậm vị quê. Đây là những điểm đến được đầu tư, tạo nên sự khác biệt, để du khách mỗi lần ghé thăm, lại ao ước được một lần trở lại…
Sản phẩm du lịch về nguồn, tâm linh
Tài nguyên nhân văn cũng đáng chú ý và đang trở thành điểm sáng với hệ thống trên 15 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh và quốc gia, rải đều khắp các huyện, thị, thành phố trên địa bàn. Hàng năm, nhiều hoạt động thăm, viếng, họp mặt, về nguồn, hội thi, hội diễn… được tổ chức tại nơi này đã tạo nên những điểm nhấn thú vị, thu hút sự quan tâm của những người yêu thích tìm hiểu về lịch sử truyền thống của địa phương cũng như những nét văn hóa độc đáo trong một số công trình văn hóa tôn giáo. Trong số đó, có thể kể đến Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện, Di tích lịch sử Chiến thắng vàm Cái Sình ở thành phố Vị Thanh, di tích Đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm (huyện Long Mỹ), Di tích lịch sử Chiến thắng Tầm Vu (huyện Châu Thành A), Di tích lịch sử Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ (huyện Phụng Hiệp).
Những dấu tích của một thời hào hùng vẫn còn nguyên vẹn qua những hiện vật được sưu tầm ở các khu di tích, qua những trang thuyết minh gần gũi, sinh động, giúp mỗi người, nhất là những người trẻ thêm trân trọng quá khứ. Ngoài ra, du khách thích du lịch tâm linh, có thể đến Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang (thị xã Long Mỹ), ngôi chùa Phổ Minh hơn trăm tuổi tại thành phố Vị Thanh… cũng là những nơi du khách có thể tìm về để vãng cảnh, thắp hương viếng Phật, cầu an cho bản thân và gia đình.
Dù du lịch vẫn chưa thể xem là thế mạnh, nhưng với những nỗ lực của các ngành, các cấp, các địa phương, sự chủ động nhập cuộc của người dân, đã dần hình thành các sản phẩm mang đậm nét riêng của đất và người Hậu Giang. Từ những sản phẩm này, Hậu Giang đang tiếp tục nỗ lực để tạo nên sự đa dạng, khác biệt, từng bước khai thác tiềm năng, để du lịch tỉnh nhà có tên trên bản đồ du lịch trong và ngoài nước vào thời gian không xa!
Trải nghiệm nét đặc sắc ở miền quê sông nước
Khi đến Hậu Giang, nếu du khách thích thưởng ngoạn cảnh quan miền Tây thu nhỏ, có thể bắt đầu ngay trên tàu du lịch Xà No bồng bềnh sóng nước, du khách sẽ được thưởng thức món ăn miệt vườn, ngắm cảnh hai bên bờ kênh, đoạn ngang trung tâm đô thị Vị Thanh lúc lên đèn, được nghe những câu vọng cổ ngọt lịm và có thể cùng hòa giọng với nghệ nhân tài tử, ca sĩ... Đây là sản phẩm du lịch mới ra đời vài tháng nay.
Tại thành phố Vị Thanh, trung tâm của tỉnh lỵ, có nhiều điểm đến để du khách khám phá nét đẹp, đó là về với vùng khóm Cầu Đúc, ở xã Hỏa Tiến, cách trung tâm chưa đến 10km, nơi đây là một điểm sáng về du lịch cộng đồng. Nhiều người dân đã từng bước được trang bị kiến thức làm du lịch để phục vụ du khách. Đến đây, du khách có thể tham quan những ruộng khóm bạt ngàn, rộng hàng chục héc-ta, trải nghiệm cùng trồng, thu hoạch khóm, giúp du khách thỏa sức thưởng ngoạn cảnh sắc vùng quê yên bình khó có nơi nào sánh bằng và chọn cho mình một góc ảnh thích hợp để lưu lại những khoảnh khắc ấn tượng nơi đây.
Trải dài trên dòng kênh xáng, hướng về thành phố Cần Thơ là huyện Châu Thành A. Địa phương đang tập trung đầu tư cho du lịch và đang có những sản phẩm để du khách có thể dừng chân khi tham quan tuyến sông nối với kênh xáng Phong Điền, ra sông Hậu… tuyến du lịch này vẫn còn rất hoang sơ. Đã có nhiều đơn vị lữ hành đến khảo sát và tư vấn để Hậu Giang có thêm một sản phẩm du lịch đặc sắc, thu hút khách quốc tế trên tuyến sông này.
Du khách cũng có thể đến với Ngã Bảy, thành phố gắn liền với sản phẩm du lịch Chợ nổi Ngã Bảy trứ danh. Nơi đây đang nỗ lực phục hồi chợ nổi, làm bờ kè, đầu tư hệ thống công viên, cây xanh, nhà hàng, khách sạn nghỉ dưỡng. Vẫn còn ở đó bảy ngã sông, mơn man câu hát “Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kênh Ngã Bảy”, cùng với những vườn cây ăn trái trải rộng như vườn dâu, chôm chôm, nho, những câu chuyện ở xóm rẫy một thời, xóm cần xé… vẫn đang nỗ lực để tồn tại, giữ chút nét văn hóa xưa ở dọc các nhánh sông. Bà Trần Hạnh, chủ homestay Miệt Vườn, cặp bên dòng sông Ngã Bảy, chia sẻ: “Vì nhớ ký ức về chợ nổi, tôi gom hết vốn liếng để mua hơn 3 công đất xây dựng homestay. Tôi mong muốn gợi lại ký ức xưa cho những ai từng sống ở vùng đất này, cho những bạn trẻ muốn tìm hiểu về Ngã Bảy với nét văn hóa độc đáo đã qua. Đến đây, du khách được trải nghiệm và thưởng thức những đặc sản miền quê sông nước, nghe những người lớn tuổi kể lại những câu chuyện xưa, thời chợ nổi còn tấp nập xuồng ghe”.
Cùng học làm nông dân
Bảo Gia Farm Camping tại xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, sẽ là sản phẩm du lịch nông nghiệp, dành cho những ai yêu thích, tìm hiểu cách làm nông nghiệp sạch. Với diện tích hơn 8ha, nơi đây được đầu tư gần 8 năm qua, giờ đã gần hoàn thiện, đã mở cửa phục vụ khách, thu hút đối tượng chính là học sinh, sinh viên, với những tiết học trải nghiệm làm nông nghiệp, những chuyến đi của những gia đình ở thành phố, muốn tìm hiểu về nông trại, cách trồng trọt, chăm sóc các loại cây ăn trái. Điểm đến này được quy hoạch thành rất nhiều khu với nhiều loại cây trồng khác nhau, được thực hiện bởi những kỹ sư nông nghiệp có chuyên môn, đủ trình độ để hướng dẫn và dành những khoảng đất cho du khách có thể trồng và chăm sóc cây… Ông Phan Văn Nghĩa, Giám đốc Bảo Gia Farm Camping, chia sẻ: Ý tưởng làm nông nghiệp sạch và tạo một điểm đến cho những người yêu thích trải nghiệm nghề nông đã khiến ông tập trung đầu tư cho sản phẩm đầy tâm huyết này. Du khách sẽ tìm thấy sự thoải mái thật sự, bỏ qua hết những nhọc nhằn ngoài cuộc sống, để được trở về, trải lòng mình với thiên nhiên và khám phá nhiều điều thú vị.
Cùng với Bảo Gia Farm Camping, một số điểm du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng và những điểm đến miệt vườn để thưởng thức cây ăn trái và những món ăn đồng quê ở Hậu Giang, như Trang trại sữa dê Ngọc Đào, homestay Mương Đình ở huyện Châu Thành A, homestay Miệt Vườn, vườn dâu Thiên Ân ở thành phố Ngã Bảy, Bamboo Garden ở huyện Phụng Hiệp… Đến đây, du khách được trải nghiệm không khí của miền quê, được trồng cây, tát mương, bắt cá, được đi qua những chiếc cầu tre lắt lẻo giờ đã hiếm thấy trên những con đường quê; được tắm mình trong không gian xanh mướt của ruộng, vườn và thưởng thức những món ăn đậm vị quê. Đây là những điểm đến được đầu tư, tạo nên sự khác biệt, để du khách mỗi lần ghé thăm, lại ao ước được một lần trở lại…
Sản phẩm du lịch về nguồn, tâm linh
Tài nguyên nhân văn cũng đáng chú ý và đang trở thành điểm sáng với hệ thống trên 15 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh và quốc gia, rải đều khắp các huyện, thị, thành phố trên địa bàn. Hàng năm, nhiều hoạt động thăm, viếng, họp mặt, về nguồn, hội thi, hội diễn… được tổ chức tại nơi này đã tạo nên những điểm nhấn thú vị, thu hút sự quan tâm của những người yêu thích tìm hiểu về lịch sử truyền thống của địa phương cũng như những nét văn hóa độc đáo trong một số công trình văn hóa tôn giáo. Trong số đó, có thể kể đến Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện, Di tích lịch sử Chiến thắng vàm Cái Sình ở thành phố Vị Thanh, di tích Đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm (huyện Long Mỹ), Di tích lịch sử Chiến thắng Tầm Vu (huyện Châu Thành A), Di tích lịch sử Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ (huyện Phụng Hiệp).
Những dấu tích của một thời hào hùng vẫn còn nguyên vẹn qua những hiện vật được sưu tầm ở các khu di tích, qua những trang thuyết minh gần gũi, sinh động, giúp mỗi người, nhất là những người trẻ thêm trân trọng quá khứ. Ngoài ra, du khách thích du lịch tâm linh, có thể đến Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang (thị xã Long Mỹ), ngôi chùa Phổ Minh hơn trăm tuổi tại thành phố Vị Thanh… cũng là những nơi du khách có thể tìm về để vãng cảnh, thắp hương viếng Phật, cầu an cho bản thân và gia đình.
Dù du lịch vẫn chưa thể xem là thế mạnh, nhưng với những nỗ lực của các ngành, các cấp, các địa phương, sự chủ động nhập cuộc của người dân, đã dần hình thành các sản phẩm mang đậm nét riêng của đất và người Hậu Giang. Từ những sản phẩm này, Hậu Giang đang tiếp tục nỗ lực để tạo nên sự đa dạng, khác biệt, từng bước khai thác tiềm năng, để du lịch tỉnh nhà có tên trên bản đồ du lịch trong và ngoài nước vào thời gian không xa!
Du lịch Hậu Giang từng bước khởi sắc Những tháng đầu năm 2022, du lịch Hậu Giang khởi sắc, toàn tỉnh đón 160.775 lượt khách tham quan du lịch (đạt 46% so kế hoạch), trong đó khách quốc tế là 2.235 lượt (đạt 45% kế hoạch); tổng thu từ du lịch đạt 73 tỉ đồng (đạt 49% kế hoạch). Hậu Giang đã đưa vào khai thác tàu du lịch Xà No, từng bước tạo được ấn tượng với du khách đến Hậu Giang cũng như người dân trong tỉnh. Những dịp lễ, tết, tàu thu hút hàng trăm lượt khách mỗi ngày và ngày thường, tàu cũng thu hút hàng chục khách lên tàu thưởng thức các món ăn, thức uống và thưởng ngoạn dòng Xà No đoạn qua trung tâm đô thị Vị Thanh vào buổi tối. |