Kêu gọi tổ chức phi chính phủ hỗ trợ các dự án phát triển bền vững tại Việt Nam
- Thứ tư - 13/01/2021 10:30
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Kêu gọi tổ chức phi chính phủ hỗ trợ các dự án phát triển bền vững tại Việt Nam
Sáng 12/1, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Hội nghị thường niên với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020”.
Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Vương Đức Hoàng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp của các cơ quan Lãnh sự, Hiệp hội doanh nghiệp các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức, cá nhân đối với việc thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Điều này góp phần đưa Việt Nam hoàn thành nhanh hơn các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và các Mục tiêu Phát triển bền vững tại Việt Nam của Liên hợp quốc.
Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Vương Đức Hoàng Quân, hiện nhiều vùng, địa phương Việt Nam còn gặp khó khăn, nhất là trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thiên tai. Việt Nam cũng như Thành phố Hồ Chí Minh vẫn có nhu cầu kêu gọi viện trợ rất lớn từ cộng đồng quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Thành phố mong muốn sự hỗ trợ trên các lĩnh vực như phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề; cải thiện điều kiện y tế và cung cấp thuốc, chữa trị cho bệnh nhân nghèo; hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống và giảm tác hại của ma túy; nâng cao nhận nhận thức và thực hiện quyền trẻ em và phụ nữ; nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, thực hiện an toàn giao thông…
Với vai trò là cơ quan đầu mối về công tác phi chính phủ nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan chức năng để hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục pháp lý đối với hoạt động của các tổ chức trong việc triển khai hợp tác với đối tác tại Thành phố, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ thiết thực và có hiệu quả.
Tại Hội nghị, các đơn vị của Thành phố Hồ Chí Minh như Hội Bảo trợ Người khuyết tật và trẻ mồ côi, Hội Nông dân, Trường Tiểu học Doi Lầu và Trường Trung học Cơ sở Doi Lầu (huyện Cần Giờ) cùng Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai và Hậu Giang đã giới thiệu và thảo luận về chương trình xúc tiến vận động viện trợ đến các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Hiện nay, số lượng các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được Cục Ngoại vụ (Bộ Ngoại giao) cấp Giấy Đăng ký có địa bàn hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh là 163 tổ chức. Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Thành phố hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực như: y tế; giáo dục - đào tạo; bảo trợ xã hội; phát triển cộng đồng; môi trường – biến đổi khí hậu…
Trong năm 2020, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định phê duyệt, cho phép các đối tác Việt Nam tiếp nhận 124 khoản viện trợ với tổng giá trị cam kết gần 84,2 triệu USD, trong đó có 107 khoản viện trợ dưới dạng phi dự án (khoảng 38,6 triệu USD) và 17 khoản viện trợ dự án (khoảng 45,6 triệu USD).
Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Vương Đức Hoàng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp của các cơ quan Lãnh sự, Hiệp hội doanh nghiệp các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức, cá nhân đối với việc thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Điều này góp phần đưa Việt Nam hoàn thành nhanh hơn các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và các Mục tiêu Phát triển bền vững tại Việt Nam của Liên hợp quốc.
Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Vương Đức Hoàng Quân, hiện nhiều vùng, địa phương Việt Nam còn gặp khó khăn, nhất là trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thiên tai. Việt Nam cũng như Thành phố Hồ Chí Minh vẫn có nhu cầu kêu gọi viện trợ rất lớn từ cộng đồng quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Thành phố mong muốn sự hỗ trợ trên các lĩnh vực như phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề; cải thiện điều kiện y tế và cung cấp thuốc, chữa trị cho bệnh nhân nghèo; hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống và giảm tác hại của ma túy; nâng cao nhận nhận thức và thực hiện quyền trẻ em và phụ nữ; nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, thực hiện an toàn giao thông…
Với vai trò là cơ quan đầu mối về công tác phi chính phủ nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan chức năng để hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục pháp lý đối với hoạt động của các tổ chức trong việc triển khai hợp tác với đối tác tại Thành phố, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ thiết thực và có hiệu quả.
Tại Hội nghị, các đơn vị của Thành phố Hồ Chí Minh như Hội Bảo trợ Người khuyết tật và trẻ mồ côi, Hội Nông dân, Trường Tiểu học Doi Lầu và Trường Trung học Cơ sở Doi Lầu (huyện Cần Giờ) cùng Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai và Hậu Giang đã giới thiệu và thảo luận về chương trình xúc tiến vận động viện trợ đến các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Trong năm 2020, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định phê duyệt, cho phép các đối tác Việt Nam tiếp nhận 124 khoản viện trợ với tổng giá trị cam kết gần 84,2 triệu USD, trong đó có 107 khoản viện trợ dưới dạng phi dự án (khoảng 38,6 triệu USD) và 17 khoản viện trợ dự án (khoảng 45,6 triệu USD).