Học Bác ở phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo
- Thứ năm - 08/09/2022 11:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Học Bác ở phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo
Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Hồ Chí Minh là sự kết tinh từ tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, là tài sản tinh thần quý báu của Nhân dân ta, giá trị hợp thành nền văn hóa Việt Nam.
Được hình thành từ con người có đức dày, tâm trong, trí sáng, tầm cao trí tuệ, nhân cách, ý chí lớn lao, hoạt động phong phú, đa dạng trên không gian, thời gian rộng lớn, với nhiều lĩnh vực, vị trí công việc khác nhau, nhưng phong cách tư duy, độc lập, tự chủ, sáng tạo Hồ Chí Minh là biểu hiện đặc sắc, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên phải rèn luyện và học tập theo tư duy của Bác.
Trước Đại hội VII (tháng 6-1991), Đảng ta thường dùng khái niệm “Tác phong” để nói về “Tác phong Hồ Chủ tịch”. Hai chữ “tác phong” được hiểu là phong cách làm việc và phong cách công tác của Hồ Chí Minh. Từ Đại hội VII, “Tác phong” được thay bằng “Phong cách” trong cụm từ “Tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Từ đây, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thường được nói liền với nhau, thể hiện những đặc trưng phong phú trong toàn bộ cuộc sống và hoạt động của Bác.
Phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với tư tưởng, đạo đức của người; thể hiện một nhân cách lớn, siêu việt, trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng, nhân văn. Đó là phong cách của một vĩ nhân, một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, một nhà văn hóa lớn.
- Phong cách tư duy độc lập: độc lập là không lệ thuộc, không phụ thuộc, không bắt chước, không rập khuôn, giáo điều. Người đúc kết, tổng hòa thành cái riêng mà không sao chép, giáo điều, máy móc.
Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, nhưng Người cũng nhận ra rằng: chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết cách mạng rộng lớn, bao quát nhiều vấn đề về giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, chủ yếu hướng vào các nước tư bản phát triển nhất. Do đó, Người đã lựa chọn, tiếp thu những tư tưởng cần thiết cho giai đoạn trước mắt của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc thuộc địa. Từ đó, đề ra đường lối đúng đắn, bước đi thích hợp cho cách mạng Việt Nam; đã hạn chế được những sai lầm nóng vội, “tả” khuynh, từng bước đưa cách mạng Việt Nam thắng lợi. Chính nét đặc sắc này đã làm cho phong cách tư duy của Người vừa mang tính dân tộc, vừa có tính thời đại, vừa có giá trị phổ biến bền vững, vừa có tính độc đáo rất riêng.
- Phong cách tư duy tự chủ: là chủ động suy nghĩ và làm chủ suy nghĩ của mình, tự chịu trách nhiệm trước dân, trước nước, biết làm chủ bản thân và công việc.
Tự chủ là tự mình làm chủ mọi suy nghĩ và hành động; làm chủ bản thân và công việc; tự bản thân phải thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước đất nước và dân tộc.
Hồ Chí Minh có tư duy tự chủ từ sớm và được rèn giũa qua bao nhiêu năm tháng hoạt động cách mạng. Ra đi tìm đường cứu nước Người không đi theo lối mòn của các bậc tiền bối, không dựa vào các nước khác mà Người chọn con đường sang Pháp, các nước châu Âu, châu Mỹ và đi hầu khắp các châu lục khác để nghiên cứu, khảo sát, tìm mục tiêu, con đường cứu nước mới, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và xu thế của thời đại. Từ người tìm đường, Hồ Chí Minh trở thành người mở đường, người dẫn đường cho dân tộc Việt Nam phát triển với mong muốn sớm cho dân tộc Việt Nam được “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.
- Sáng tạo: là vận dụng đúng quy luật chung cho phù hợp với cái riêng, cái đặc thù. Đồng thời, sáng tạo cũng là tìm tòi, đề xuất những cái mới mà có thể trả lời được những câu hỏi của cuộc sống đặt ra. Sáng tạo còn là sẵn sàng từ bỏ những cái cũ đã lỗi thời, không phù hợp với thực tiễn.
Theo Hồ Chí Minh: “Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ; cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý; cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm; cái gì mới mà hay thì ta phải làm”.
Người cũng đã nhiều lần chỉ rõ tác hại của kiểu phong cách lề lối làm việc thụ động, máy móc rập khuôn, hành chính mệnh lệnh, trông chờ dựa dẫm, ỷ lại cấp trên, tư duy thiếu tính năng động, nhạy bén, thiếu sáng tạo đó là do “cách làm việc” thấy cái đúng thì không kiên quyết bảo vệ, thấy cái sai không dám đấu tranh phê bình; hoặc biểu hiện đối với không ít cán bộ, đảng viên mắc phải là “không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng”; chỉ thích khen và không bằng lòng khi bị nhắc nhở, phê bình. Do đó, những cán bộ, đảng viên như vậy thường không “cả gan nói, cả gan đề xuất ý kiến” và không “có gan phụ trách, có gan làm việc”. Cho nên, các công việc được giao thường đạt chất lượng, hiệu quả rất thấp.
Cái mới, cái sáng tạo của Hồ Chí Minh là phù hợp với quy luật khách quan, đồng thời phù hợp với quy luật phát triển chung của xã hội loài người. Cái mới có thể kế thừa cái cũ, bổ sung giá trị mới, làm cho cái mới khác về chất so với cái cũ. Cái mới là cái chưa từng có trong tiền lệ lịch sử.
Cái mới, sáng tạo của Hồ Chí Minh là cái mới phù hợp với quy luật khách quan của cách mạng Việt Nam, đồng thời phù hợp với quy luật phát triển chung của xã hội loài người. Cái mới có thể bao hàm cả cái cũ nhưng vượt lên trên và bổ sung giá trị cái mới…
Được hình thành từ con người có đức dày, tâm trong, trí sáng, tầm cao trí tuệ, nhân cách, ý chí lớn lao, hoạt động phong phú, đa dạng trên không gian, thời gian rộng lớn, với nhiều lĩnh vực, vị trí công việc khác nhau, nhưng phong cách tư duy, độc lập, tự chủ, sáng tạo Hồ Chí Minh là biểu hiện đặc sắc, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên phải rèn luyện và học tập theo tư duy của Bác.
Trước Đại hội VII (tháng 6-1991), Đảng ta thường dùng khái niệm “Tác phong” để nói về “Tác phong Hồ Chủ tịch”. Hai chữ “tác phong” được hiểu là phong cách làm việc và phong cách công tác của Hồ Chí Minh. Từ Đại hội VII, “Tác phong” được thay bằng “Phong cách” trong cụm từ “Tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Từ đây, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thường được nói liền với nhau, thể hiện những đặc trưng phong phú trong toàn bộ cuộc sống và hoạt động của Bác.
Phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với tư tưởng, đạo đức của người; thể hiện một nhân cách lớn, siêu việt, trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng, nhân văn. Đó là phong cách của một vĩ nhân, một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, một nhà văn hóa lớn.
- Phong cách tư duy độc lập: độc lập là không lệ thuộc, không phụ thuộc, không bắt chước, không rập khuôn, giáo điều. Người đúc kết, tổng hòa thành cái riêng mà không sao chép, giáo điều, máy móc.
Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, nhưng Người cũng nhận ra rằng: chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết cách mạng rộng lớn, bao quát nhiều vấn đề về giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, chủ yếu hướng vào các nước tư bản phát triển nhất. Do đó, Người đã lựa chọn, tiếp thu những tư tưởng cần thiết cho giai đoạn trước mắt của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc thuộc địa. Từ đó, đề ra đường lối đúng đắn, bước đi thích hợp cho cách mạng Việt Nam; đã hạn chế được những sai lầm nóng vội, “tả” khuynh, từng bước đưa cách mạng Việt Nam thắng lợi. Chính nét đặc sắc này đã làm cho phong cách tư duy của Người vừa mang tính dân tộc, vừa có tính thời đại, vừa có giá trị phổ biến bền vững, vừa có tính độc đáo rất riêng.
- Phong cách tư duy tự chủ: là chủ động suy nghĩ và làm chủ suy nghĩ của mình, tự chịu trách nhiệm trước dân, trước nước, biết làm chủ bản thân và công việc.
Tự chủ là tự mình làm chủ mọi suy nghĩ và hành động; làm chủ bản thân và công việc; tự bản thân phải thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước đất nước và dân tộc.
Hồ Chí Minh có tư duy tự chủ từ sớm và được rèn giũa qua bao nhiêu năm tháng hoạt động cách mạng. Ra đi tìm đường cứu nước Người không đi theo lối mòn của các bậc tiền bối, không dựa vào các nước khác mà Người chọn con đường sang Pháp, các nước châu Âu, châu Mỹ và đi hầu khắp các châu lục khác để nghiên cứu, khảo sát, tìm mục tiêu, con đường cứu nước mới, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và xu thế của thời đại. Từ người tìm đường, Hồ Chí Minh trở thành người mở đường, người dẫn đường cho dân tộc Việt Nam phát triển với mong muốn sớm cho dân tộc Việt Nam được “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.
- Sáng tạo: là vận dụng đúng quy luật chung cho phù hợp với cái riêng, cái đặc thù. Đồng thời, sáng tạo cũng là tìm tòi, đề xuất những cái mới mà có thể trả lời được những câu hỏi của cuộc sống đặt ra. Sáng tạo còn là sẵn sàng từ bỏ những cái cũ đã lỗi thời, không phù hợp với thực tiễn.
Theo Hồ Chí Minh: “Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ; cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý; cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm; cái gì mới mà hay thì ta phải làm”.
Người cũng đã nhiều lần chỉ rõ tác hại của kiểu phong cách lề lối làm việc thụ động, máy móc rập khuôn, hành chính mệnh lệnh, trông chờ dựa dẫm, ỷ lại cấp trên, tư duy thiếu tính năng động, nhạy bén, thiếu sáng tạo đó là do “cách làm việc” thấy cái đúng thì không kiên quyết bảo vệ, thấy cái sai không dám đấu tranh phê bình; hoặc biểu hiện đối với không ít cán bộ, đảng viên mắc phải là “không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng”; chỉ thích khen và không bằng lòng khi bị nhắc nhở, phê bình. Do đó, những cán bộ, đảng viên như vậy thường không “cả gan nói, cả gan đề xuất ý kiến” và không “có gan phụ trách, có gan làm việc”. Cho nên, các công việc được giao thường đạt chất lượng, hiệu quả rất thấp.
Cái mới, cái sáng tạo của Hồ Chí Minh là phù hợp với quy luật khách quan, đồng thời phù hợp với quy luật phát triển chung của xã hội loài người. Cái mới có thể kế thừa cái cũ, bổ sung giá trị mới, làm cho cái mới khác về chất so với cái cũ. Cái mới là cái chưa từng có trong tiền lệ lịch sử.
Cái mới, sáng tạo của Hồ Chí Minh là cái mới phù hợp với quy luật khách quan của cách mạng Việt Nam, đồng thời phù hợp với quy luật phát triển chung của xã hội loài người. Cái mới có thể bao hàm cả cái cũ nhưng vượt lên trên và bổ sung giá trị cái mới…