Hậu Giang làm việc với Đại sứ Cộng hòa Phần Lan về dự án liên quan đến nguồn nước
- Thứ tư - 04/08/2021 09:37
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hậu Giang làm việc với Đại sứ Cộng hòa Phần Lan về dự án liên quan đến nguồn nước
(HGO) - Chiều ngày 2-8, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên cùng một số sở, ngành liên quan của tỉnh có cuộc họp trực tuyến với Đại sứ Cộng hòa Phần Lan tại Việt Nam về Dự án “Nâng cao khả năng thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu liên quan đến nguồn nước tại tỉnh Hậu Giang”.
Tại buổi làm việc, ngành chức năng tỉnh Hậu Giang cho rằng, trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt như xâm nhập mặn, lũ lụt, sụp lún,… tại vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng nên việc triển khai dự án là rất cần thiết. Dự kiến thời gian chuẩn bị dự án là 2 năm (năm 2021-2022) và thời gian thực hiện là năm 2022-2023. Ước tổng nguồn vốn thực hiện dự án là 15 triệu euro (tương đương 417,5 tỉ đồng), trong đó bao gồm 10,5 triệu euro là vốn vay ưu đãi và 4,5 triệu euro là vốn viện trợ không hoàn lại. Nguồn vốn của dự án được cấp thông qua công cụ hỗ trợ đầu tư công (PIF) của Chính phủ Phần Lan dành cho các nước đang phát triển. Dự kiến, tỉnh Hậu Giang sẽ triển khai dự án gồm 4 hợp phần là thực hiện trạm quan trắc, truyền dữ liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, phân phối dữ liệu. Đơn vị Kauko International Oy Phần Lan là tổng thầu sẽ cung cấp công nghệ, chuyên gia và phối hợp với các đối tác cần thiết để triển khai dự án.
Khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần hiện đại hóa công nghệ thu thập, phân tích và chia sẻ dữ liệu dựa trên cách tiếp cận “đô thị thông minh” trong thu thập và quản lý dữ liệu môi trường. Bên cạnh đó, người dân Hậu Giang sẽ được cung cấp thông tin đầy đủ để chuẩn bị tốt hơn với các rủi ro về thiên tai trong hiện tại và tương lai như: lũ lụt, mức độ xâm nhập mặn và sụp lún,… từ đó đảm bảo cuộc sống và sinh kế được tốt hơn trước tác động của biến đổi khí hậu. Mặt khác, dự án còn giúp nâng cao hiệu quả, mục tiêu và các quyết định của chính quyền địa phương đối với quy hoạch sử dụng đất thông qua thu thập và phân tích dữ liệu đầy đủ, toàn diện.
Ngoài chia sẻ tính cấp thiết của dự án thì ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, cũng trao đổi với Đại sứ Cộng hòa Phần Lan tại Việt Nam và một số đơn vị liên quan của Phần Lan về những thông tin chi tiết của khoản vay thực hiện dự án mà tỉnh muốn biết, bao gồm: Phương thức giải ngân; phương án, thời gian trả lãi và vốn. Trên cơ sở này, tỉnh Hậu Giang xin ý kiến Bộ Tài chính về khoản vay do Bộ Tài chính là đơn vị thay mặt Chính phủ Việt Nam ký thỏa thuận vay. Ngoài ra, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng đề xuất và được Bộ Tài chính thông tin thêm về hạn mức vay của tỉnh và mức vay dự án; đồng thời đề nghị nhà thầu làm rõ thông tin bảo trì, bảo dưỡng, chi phí thay thế, nâng cấp thiết bị đảm bảo tính đồng nhất, đồng bộ trong quá trình vận hành, khai thác và quản lý thiết bị khi triển khai dự án để ngành chức năng của tỉnh được biết và có kế hoạch thực hiện dự án đạt hiệu quả cao nhất.
Tại buổi làm việc, ngành chức năng tỉnh Hậu Giang cho rằng, trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt như xâm nhập mặn, lũ lụt, sụp lún,… tại vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng nên việc triển khai dự án là rất cần thiết. Dự kiến thời gian chuẩn bị dự án là 2 năm (năm 2021-2022) và thời gian thực hiện là năm 2022-2023. Ước tổng nguồn vốn thực hiện dự án là 15 triệu euro (tương đương 417,5 tỉ đồng), trong đó bao gồm 10,5 triệu euro là vốn vay ưu đãi và 4,5 triệu euro là vốn viện trợ không hoàn lại. Nguồn vốn của dự án được cấp thông qua công cụ hỗ trợ đầu tư công (PIF) của Chính phủ Phần Lan dành cho các nước đang phát triển. Dự kiến, tỉnh Hậu Giang sẽ triển khai dự án gồm 4 hợp phần là thực hiện trạm quan trắc, truyền dữ liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, phân phối dữ liệu. Đơn vị Kauko International Oy Phần Lan là tổng thầu sẽ cung cấp công nghệ, chuyên gia và phối hợp với các đối tác cần thiết để triển khai dự án.
Khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần hiện đại hóa công nghệ thu thập, phân tích và chia sẻ dữ liệu dựa trên cách tiếp cận “đô thị thông minh” trong thu thập và quản lý dữ liệu môi trường. Bên cạnh đó, người dân Hậu Giang sẽ được cung cấp thông tin đầy đủ để chuẩn bị tốt hơn với các rủi ro về thiên tai trong hiện tại và tương lai như: lũ lụt, mức độ xâm nhập mặn và sụp lún,… từ đó đảm bảo cuộc sống và sinh kế được tốt hơn trước tác động của biến đổi khí hậu. Mặt khác, dự án còn giúp nâng cao hiệu quả, mục tiêu và các quyết định của chính quyền địa phương đối với quy hoạch sử dụng đất thông qua thu thập và phân tích dữ liệu đầy đủ, toàn diện.
Ngoài chia sẻ tính cấp thiết của dự án thì ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, cũng trao đổi với Đại sứ Cộng hòa Phần Lan tại Việt Nam và một số đơn vị liên quan của Phần Lan về những thông tin chi tiết của khoản vay thực hiện dự án mà tỉnh muốn biết, bao gồm: Phương thức giải ngân; phương án, thời gian trả lãi và vốn. Trên cơ sở này, tỉnh Hậu Giang xin ý kiến Bộ Tài chính về khoản vay do Bộ Tài chính là đơn vị thay mặt Chính phủ Việt Nam ký thỏa thuận vay. Ngoài ra, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng đề xuất và được Bộ Tài chính thông tin thêm về hạn mức vay của tỉnh và mức vay dự án; đồng thời đề nghị nhà thầu làm rõ thông tin bảo trì, bảo dưỡng, chi phí thay thế, nâng cấp thiết bị đảm bảo tính đồng nhất, đồng bộ trong quá trình vận hành, khai thác và quản lý thiết bị khi triển khai dự án để ngành chức năng của tỉnh được biết và có kế hoạch thực hiện dự án đạt hiệu quả cao nhất.