Hậu Giang kiến nghị thành lập Tổ điều phối Liên kết vùng với sự tham gia của Thường trực UBND 7 tỉnh, thành
- Thứ ba - 19/10/2021 03:35
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hậu Giang kiến nghị thành lập Tổ điều phối Liên kết vùng với sự tham gia của Thường trực UBND 7 tỉnh, thành
(HGO) – Ngày 19-10, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đã dự Hội nghị trực tuyến với UBND thành phố Cần Thơ và các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Cà Mau trao đổi, thống nhất nội dung liên kết, phối hợp giữa các địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid -19 và phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Theo báo cáo, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, trong quý III, tốc độ tăng trưởng của các địa phương có xu hướng giảm, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều bị ngưng trệ. Lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất tăng, thiếu nhân công thu hoạch, thiếu cơ sở sơ chế tiêu thụ, chi phí sản xuất tăng nhưng giá cả hàng hóa lại giảm, nông sản bị ùn ứ ở nhiều địa phương. Chỉ số sản xuất công nghiệp của khu vực giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh bị đình trệ, chuỗi cung ứng bị gián đoạn.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt thấp so với cùng kỳ, trong đó Hậu Giang giảm đến 22,37%. Trong 9 tháng của năm 2021, các tỉnh, thành trong khu vực chỉ thu hút được 8 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, riêng Hậu Giang có 2 dự án với vốn đăng ký là 5,93 triệu USD. Tính đến hết tháng 9-2021, toàn khu vực có 1.200 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động. Các lĩnh vực khác như giao thông vận tải, an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân và giải quyết việc làm gặp nhiều khó khăn.
Trên cơ sở đó, các địa phương đề xuất Chương trình liên kết phối hợp các tỉnh, thành phố khu vực nam sông Hậu trong phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế-xã hội. Chương trình đề ra phương hướng hợp tác trên 6 lĩnh vực: Y tế; Nông nghiệp; Thương mại-dịch vụ-du lịch; Thông tin và truyền thông; Giao thông vận tải và Lao động-việc làm. Theo đó, các địa phương tuyên truyền nội dung thỏa thuận đến các sở, ban, ngành, hiệp hội doanh nghiệp và từng doanh nghiệp để phối hợp thực hiện theo hướng linh hoạt, dựa trên tình hình thực tế.
Phát biểu tại hội nghị, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, bày tỏ sự đồng thuận, thống nhất cao với việc triển khai thực hiện Chương trình và nhấn mạnh: Với thực tiễn đặt ra, hội nghị hôm nay sẽ là một khởi đầu quan trọng để tiến hành liên kết vùng, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do còn nhiều vấn đề chưa đảm bảo an toàn, đề xuất các tỉnh cùng áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch ở cấp độ 2 của Nghị quyết số 128 của Chính phủ.
Thống nhất mở lại các hoạt động vận tải liên tỉnh, tùy vào cấp độ của các địa phương mà áp dụng cho phù hợp theo quy định của Bộ Giao thông và Vận tải. Các địa phương phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thu hoạch, tiêu thụ nông sản, mua bán, trao đổi hàng hóa. Phối hợp quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ các dự án, đặc biệt là dự án giao thông-vận tải. Thành lập Tổ điều phối liên kết vùng với sự tham gia của các thành viên là Thường trực UBND tỉnh, thành phố để việc phối hợp được chặt chẽ, hiệu quả hơn.
* Hội nghị đã thảo luận, thống nhất nhiều nội dung liên quan đến Chương trình liên kết phối hợp các tỉnh, thành phố khu vực nam sông Hậu trong phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian tới, thành phố Cần Thơ sẽ chủ trì hoàn thiện dự thảo để các tỉnh, thành tiến hành ký kết và đi vào thực hiện.
Theo báo cáo, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, trong quý III, tốc độ tăng trưởng của các địa phương có xu hướng giảm, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều bị ngưng trệ. Lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất tăng, thiếu nhân công thu hoạch, thiếu cơ sở sơ chế tiêu thụ, chi phí sản xuất tăng nhưng giá cả hàng hóa lại giảm, nông sản bị ùn ứ ở nhiều địa phương. Chỉ số sản xuất công nghiệp của khu vực giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh bị đình trệ, chuỗi cung ứng bị gián đoạn.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt thấp so với cùng kỳ, trong đó Hậu Giang giảm đến 22,37%. Trong 9 tháng của năm 2021, các tỉnh, thành trong khu vực chỉ thu hút được 8 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, riêng Hậu Giang có 2 dự án với vốn đăng ký là 5,93 triệu USD. Tính đến hết tháng 9-2021, toàn khu vực có 1.200 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động. Các lĩnh vực khác như giao thông vận tải, an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân và giải quyết việc làm gặp nhiều khó khăn.
Trên cơ sở đó, các địa phương đề xuất Chương trình liên kết phối hợp các tỉnh, thành phố khu vực nam sông Hậu trong phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế-xã hội. Chương trình đề ra phương hướng hợp tác trên 6 lĩnh vực: Y tế; Nông nghiệp; Thương mại-dịch vụ-du lịch; Thông tin và truyền thông; Giao thông vận tải và Lao động-việc làm. Theo đó, các địa phương tuyên truyền nội dung thỏa thuận đến các sở, ban, ngành, hiệp hội doanh nghiệp và từng doanh nghiệp để phối hợp thực hiện theo hướng linh hoạt, dựa trên tình hình thực tế.
Phát biểu tại hội nghị, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, bày tỏ sự đồng thuận, thống nhất cao với việc triển khai thực hiện Chương trình và nhấn mạnh: Với thực tiễn đặt ra, hội nghị hôm nay sẽ là một khởi đầu quan trọng để tiến hành liên kết vùng, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do còn nhiều vấn đề chưa đảm bảo an toàn, đề xuất các tỉnh cùng áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch ở cấp độ 2 của Nghị quyết số 128 của Chính phủ.
Thống nhất mở lại các hoạt động vận tải liên tỉnh, tùy vào cấp độ của các địa phương mà áp dụng cho phù hợp theo quy định của Bộ Giao thông và Vận tải. Các địa phương phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thu hoạch, tiêu thụ nông sản, mua bán, trao đổi hàng hóa. Phối hợp quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ các dự án, đặc biệt là dự án giao thông-vận tải. Thành lập Tổ điều phối liên kết vùng với sự tham gia của các thành viên là Thường trực UBND tỉnh, thành phố để việc phối hợp được chặt chẽ, hiệu quả hơn.
* Hội nghị đã thảo luận, thống nhất nhiều nội dung liên quan đến Chương trình liên kết phối hợp các tỉnh, thành phố khu vực nam sông Hậu trong phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian tới, thành phố Cần Thơ sẽ chủ trì hoàn thiện dự thảo để các tỉnh, thành tiến hành ký kết và đi vào thực hiện.