Hai 'đại dự án' nông nghiệp tuần hoàn gần 40.000 tỷ đồng ở Hậu Giang
- Thứ bảy - 18/06/2022 14:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hai 'đại dự án' nông nghiệp tuần hoàn gần 40.000 tỷ đồng ở Hậu Giang
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang vừa có buổi làm việc với doanh nghiệp về 2 dự án khu sản xuất, chế biến nông sản tập trung phát triển kinh tế tuần hoàn, với tổng mức đầu tư gần 40.000 tỷ đồng.
Cụ thể, dự án Khu sản xuất, chế biến nông sản tập trung phát triển kinh tế tuần hoàn (AGINE) do Công ty Cổ phần Phát triển dự án THD Việt Nam làm chủ đầu tư, tại xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, với tổng mức đầu tư gần 21.700 tỷ đồng.
Dự án Khu sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản tập trung phát triển kinh tế tuần hoàn (GREENDEVI) do Liên danh Công ty Cổ phần Phát triển dự án THD Việt Nam và Công ty Cổ phần Xây dựng cơ giới nông nghiệp THD Việt Nam làm chủ đầu tư, tại xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, với tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng.
Đây là 2 tổ hợp trồng trọt - chăn nuôi - chế biến khép kín, tuần hoàn; sản phẩm chính là lương thực hữu cơ, phân vi sinh, thực phẩm chất lượng cao, sản phẩm chăn nuôi và năng lượng tái tạo; đầu ra của hợp phần này là đầu vào của hợp phần khác nên không có chất thải rắn…
Ước tổng doanh thu từ 2 tổ hợp dự án này gần 24.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động.
Mục tiêu chính của các dự án sẽ áp dụng những biện pháp canh tác công nghệ cao, nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn. Nông dân làm việc trong dự án dự tính được trả lương 180 triệu đồng/năm. Riêng nông dân làm mô hình cùng công ty sẽ được bao tiêu đầu ra, hỗ trợ phân bón, kỹ thuật, vật tư, giống… đảm bảo đạt lợi nhuận 200 triệu đồng/ha/năm.
Ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho rằng, đây là 2 dự án có quy mô lớn không những của Hậu Giang mà đối với khu vực và cả nước, phù hợp với hiện trạng quy hoạch sử dụng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang.
Quy mô dự án cũng phù hợp với định hướng, chủ trương về phát triển nông nghiệp sinh thái, kinh tế nông nghiệp và kinh tế tuần hoàn của Chính phủ; đồng thời phù hợp với chủ trương, định hướng của tỉnh Hậu Giang về 4 trụ cột, trong đó trụ cột nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế. Tỉnh cũng đã xác định chính sách ưu đãi đối với đầu tư là thu hút chế biến, sản xuất nông, lâm, thủy sản...
Theo ông Thành, các dự án có diện tích trên 230ha, phần lớn là đất nông nghiệp nên doanh nghiệp cần làm rõ tính khả thi trong sản xuất cung cấp thiết bị máy móc, chuyển giao công nghệ, tư vấn, đối tác, cam kết tài chính; đặc biệt là khả năng thành công của dự án về tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân, vận động người dân chuyển đổi hình thức canh tác…
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang lưu ý các sở, ngành, địa phương phối hợp nhà đầu tư sớm tổ chức triển khai trình tự, thủ tục liên quan để phê duyệt dự án, cập nhật dự án vào quy hoạch tỉnh, lập tờ trình để trình Chính phủ chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa…. Đề nghị nhà đầu tư tự thỏa thuận với dân trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, địa phương sẽ đảm bảo tốt nhất quyền lợi của nhà đầu tư, người dân và nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện.
Cụ thể, dự án Khu sản xuất, chế biến nông sản tập trung phát triển kinh tế tuần hoàn (AGINE) do Công ty Cổ phần Phát triển dự án THD Việt Nam làm chủ đầu tư, tại xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, với tổng mức đầu tư gần 21.700 tỷ đồng.
Dự án Khu sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản tập trung phát triển kinh tế tuần hoàn (GREENDEVI) do Liên danh Công ty Cổ phần Phát triển dự án THD Việt Nam và Công ty Cổ phần Xây dựng cơ giới nông nghiệp THD Việt Nam làm chủ đầu tư, tại xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, với tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng.
Đây là 2 tổ hợp trồng trọt - chăn nuôi - chế biến khép kín, tuần hoàn; sản phẩm chính là lương thực hữu cơ, phân vi sinh, thực phẩm chất lượng cao, sản phẩm chăn nuôi và năng lượng tái tạo; đầu ra của hợp phần này là đầu vào của hợp phần khác nên không có chất thải rắn…
Ước tổng doanh thu từ 2 tổ hợp dự án này gần 24.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động.
Mục tiêu chính của các dự án sẽ áp dụng những biện pháp canh tác công nghệ cao, nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn. Nông dân làm việc trong dự án dự tính được trả lương 180 triệu đồng/năm. Riêng nông dân làm mô hình cùng công ty sẽ được bao tiêu đầu ra, hỗ trợ phân bón, kỹ thuật, vật tư, giống… đảm bảo đạt lợi nhuận 200 triệu đồng/ha/năm.
Ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho rằng, đây là 2 dự án có quy mô lớn không những của Hậu Giang mà đối với khu vực và cả nước, phù hợp với hiện trạng quy hoạch sử dụng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang.
Quy mô dự án cũng phù hợp với định hướng, chủ trương về phát triển nông nghiệp sinh thái, kinh tế nông nghiệp và kinh tế tuần hoàn của Chính phủ; đồng thời phù hợp với chủ trương, định hướng của tỉnh Hậu Giang về 4 trụ cột, trong đó trụ cột nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế. Tỉnh cũng đã xác định chính sách ưu đãi đối với đầu tư là thu hút chế biến, sản xuất nông, lâm, thủy sản...
Theo ông Thành, các dự án có diện tích trên 230ha, phần lớn là đất nông nghiệp nên doanh nghiệp cần làm rõ tính khả thi trong sản xuất cung cấp thiết bị máy móc, chuyển giao công nghệ, tư vấn, đối tác, cam kết tài chính; đặc biệt là khả năng thành công của dự án về tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân, vận động người dân chuyển đổi hình thức canh tác…
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang lưu ý các sở, ngành, địa phương phối hợp nhà đầu tư sớm tổ chức triển khai trình tự, thủ tục liên quan để phê duyệt dự án, cập nhật dự án vào quy hoạch tỉnh, lập tờ trình để trình Chính phủ chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa…. Đề nghị nhà đầu tư tự thỏa thuận với dân trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, địa phương sẽ đảm bảo tốt nhất quyền lợi của nhà đầu tư, người dân và nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện.