GRDP tỉnh Hậu Giang tăng trưởng cao nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
- Thứ sáu - 02/12/2022 14:16
- In ra
- Đóng cửa sổ này
TGRDP tỉnh Hậu Giang tăng trưởng cao nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 30/11, Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư có công văn 2047/TCTK-TKQG gửi đến UBND tỉnh Hậu Giang thông báo số liệu GRDP sơ bộ 6 tháng đầu năm, ước tính 6 tháng cuối năm 2022 và cả năm 2022.
Theo Tổng cục Thống kê, số liệu GRDP 6 tháng đầu năm, ước tính 6 tháng cuối năm 2022 và cả năm 2022 của tỉnh Hậu Giang phát triển rất tốt. Tốc độ phát triển tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn ước tính cả năm 2022 đạt 113,94%, đứng đầu Vùng và thứ 4 trên toàn quốc. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước tính năm 2022 là 103,82%; khu vực công nghiệp và xây dựng ước tính cả năm là 136,55% (công nghiệp là 143,86%); khu vực dịch vụ là 108,84% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 107,33%. Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Hậu Giang ước tính được 12.540 tỷ đồng, đạt 48,44% kế hoạch năm, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 5,99% của 6 tháng đầu năm 2021. Mức tăng này cho thấy nền kinh tế của tỉnh đang dần phục hồi.
Cụ thể, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước được 2.958 tỉ đồng, tăng 4,49% (6 tháng năm 2021 tăng 2,33%), đạt 43,32% kế hoạch năm, đóng góp 1,13 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng cao so cùng kỳ, chủ yếu do có sự chuyển đổi cơ cấu sản phẩm có giá trị thấp sang các sản phẩm có giá trị cao hơn, cũng như các sản phẩm có giá trị cao trong năm nay có tăng trưởng tốt, góp phần làm tăng giá trị của cả khu vực.
Khu vực công nghiệp và xây dựng ước thực hiện được 3.801 tỉ đồng, tăng 26,26% (6 tháng năm 2021 tăng 9,46%), đạt 54,40% kế hoạch năm, đóng góp 7 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP. Ngành công nghiệp tăng 30,81% (6 tháng năm 2021 tăng 10,10%), đóng góp 6,72 điểm phần trăm, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng 84,16%, tăng 11,39%, sản xuất và phân phối điện chiếm 14,42% ngành công nghiệp, tăng 750,59%. Ngành xây dựng tăng 5,72% (6 tháng năm 2021 tăng 6,61%), đóng góp 0,28 điểm phần trăm.
Khu vực dịch vụ ước được 4.688 tỉ đồng, tăng 5,03% (6 tháng năm 2021 tăng 6,85%), đạt 49,19% kế hoạch năm, đóng góp 1,99 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP. Trong đó, một số ngành tăng trưởng cao so với cùng kỳ góp phần vào sự tăng trưởng chung của cả khu vực như hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ, bán buôn, bán lẻ; nghệ thuật, vui chơi và giải trí; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội.
Quy mô nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 21.305 tỷ đồng. Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế 6 tháng đối với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 22,73%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,94%; khu vực dịch vụ chiếm 38,79%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,54%. Nhìn chung, cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 có sự dịch chuyển giữa các khu vực so với cùng kỳ.
Theo kế hoạch dự thảo phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của HĐND, tỉnh Hậu Giang tập trung cải thiện môi trường đầu tư, phục hồi sản xuất kinh doanh; ưu tiên nguồn lực đấu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng Khu công nghiệp; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ, chuyển đổi số, các hoạt động văn hoá, an sinh xã hội; hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư lịnh vực công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch; bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội./.
Theo Tổng cục Thống kê, số liệu GRDP 6 tháng đầu năm, ước tính 6 tháng cuối năm 2022 và cả năm 2022 của tỉnh Hậu Giang phát triển rất tốt. Tốc độ phát triển tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn ước tính cả năm 2022 đạt 113,94%, đứng đầu Vùng và thứ 4 trên toàn quốc. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước tính năm 2022 là 103,82%; khu vực công nghiệp và xây dựng ước tính cả năm là 136,55% (công nghiệp là 143,86%); khu vực dịch vụ là 108,84% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 107,33%. Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Hậu Giang ước tính được 12.540 tỷ đồng, đạt 48,44% kế hoạch năm, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 5,99% của 6 tháng đầu năm 2021. Mức tăng này cho thấy nền kinh tế của tỉnh đang dần phục hồi.
Cụ thể, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước được 2.958 tỉ đồng, tăng 4,49% (6 tháng năm 2021 tăng 2,33%), đạt 43,32% kế hoạch năm, đóng góp 1,13 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng cao so cùng kỳ, chủ yếu do có sự chuyển đổi cơ cấu sản phẩm có giá trị thấp sang các sản phẩm có giá trị cao hơn, cũng như các sản phẩm có giá trị cao trong năm nay có tăng trưởng tốt, góp phần làm tăng giá trị của cả khu vực.
Khu vực công nghiệp và xây dựng ước thực hiện được 3.801 tỉ đồng, tăng 26,26% (6 tháng năm 2021 tăng 9,46%), đạt 54,40% kế hoạch năm, đóng góp 7 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP. Ngành công nghiệp tăng 30,81% (6 tháng năm 2021 tăng 10,10%), đóng góp 6,72 điểm phần trăm, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng 84,16%, tăng 11,39%, sản xuất và phân phối điện chiếm 14,42% ngành công nghiệp, tăng 750,59%. Ngành xây dựng tăng 5,72% (6 tháng năm 2021 tăng 6,61%), đóng góp 0,28 điểm phần trăm.
Khu vực dịch vụ ước được 4.688 tỉ đồng, tăng 5,03% (6 tháng năm 2021 tăng 6,85%), đạt 49,19% kế hoạch năm, đóng góp 1,99 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP. Trong đó, một số ngành tăng trưởng cao so với cùng kỳ góp phần vào sự tăng trưởng chung của cả khu vực như hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ, bán buôn, bán lẻ; nghệ thuật, vui chơi và giải trí; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội.
Quy mô nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 21.305 tỷ đồng. Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế 6 tháng đối với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 22,73%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,94%; khu vực dịch vụ chiếm 38,79%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,54%. Nhìn chung, cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 có sự dịch chuyển giữa các khu vực so với cùng kỳ.
Theo kế hoạch dự thảo phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của HĐND, tỉnh Hậu Giang tập trung cải thiện môi trường đầu tư, phục hồi sản xuất kinh doanh; ưu tiên nguồn lực đấu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng Khu công nghiệp; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ, chuyển đổi số, các hoạt động văn hoá, an sinh xã hội; hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư lịnh vực công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch; bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội./.