Đưa và chia sẻ tin giả là hành động phá hoại công cuộc phòng chống dịch Covid-19
- Thứ ba - 10/08/2021 22:16
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đưa và chia sẻ tin giả là hành động phá hoại công cuộc phòng chống dịch Covid-19
Trong khi cả nước đang ra sức nỗ lực chung tay phòng chống dịch Covid-19, trên không gian mạng đang lây lan một thứ virus độc hại – virus tin giả.
Tin giả trong thời điểm cả nước đang gồng mình chống dịch Covid-19, không chỉ gây hoang mang cho người dân mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chống dịch của cơ quan chức năng.
Chia sẻ tin giả dù vô ý cũng là hành động phá hoại
Khi các mạng xã hội du nhập vào Việt Nam, người dân có thêm kênh để tiếp nhận thông tin đa dạng hơn, song, kèm với đó là không ít thông tin không có nguồn gốc, không được kiểm chứng, thậm chí tin giả chỉ nhằm mục tiêu tăng tương tác hay đơn thuần thu hút sự chú ý của mọi người ngày càng nhiều hơn.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, đặc biệt là trong đợt bùng phát dịch thứ 4, trên các mạng xã hội như Facebook, YouTube… xuất hiện rất nhiều tin giả. Một thông tin tiêu cực phát ra chỉ trong vài giây có thể tiếp cận đến hàng triệu người thông qua các lượt thích, chia sẻ trên các hội nhóm có nhiều thành viên, nhất là thông tin đó nếu được chia sẻ bởi một số tài khoản “nổi tiếng” thì hậu quả còn nặng nề hơn.
Mặc dù sau đó, lực lượng chức năng đã làm rõ thông tin là sai sự thật, có thể tìm ra và phạt cá nhân đăng tin giả, nhưng trong thời gian đó đã gây bao hoang mang, dao động trong lòng người dân, thậm chí có thể dẫn tới những hành động bộc phát do lo sợ quá độ, gây tổn hại cho nỗ lực phòng dịch của các cấp chính quyền.
Điều đáng nói là việc không ít người không cần kiểm chứng đã vô tư chia sẻ, “nhiệt tình” bình luận. Cùng với một số đối tượng lợi dụng các thông tin này để xuyên tạc chủ trương, chính sách của nhà nước về công tác phòng chống dịch.
Ví dụ, trường hợp một MC đăng trên Facebook cá nhân thông tin không chính xác về đội ngũ tình nguyện viên ở Hải Dương vào hỗ trợ TP.HCM chống dịch, vừa mới bị Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP.HCM xử phạt 7,5 triệu đồng.
Chia sẻ tin giả dù vô ý cũng là hành động phá hoại
Khi các mạng xã hội du nhập vào Việt Nam, người dân có thêm kênh để tiếp nhận thông tin đa dạng hơn, song, kèm với đó là không ít thông tin không có nguồn gốc, không được kiểm chứng, thậm chí tin giả chỉ nhằm mục tiêu tăng tương tác hay đơn thuần thu hút sự chú ý của mọi người ngày càng nhiều hơn.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, đặc biệt là trong đợt bùng phát dịch thứ 4, trên các mạng xã hội như Facebook, YouTube… xuất hiện rất nhiều tin giả. Một thông tin tiêu cực phát ra chỉ trong vài giây có thể tiếp cận đến hàng triệu người thông qua các lượt thích, chia sẻ trên các hội nhóm có nhiều thành viên, nhất là thông tin đó nếu được chia sẻ bởi một số tài khoản “nổi tiếng” thì hậu quả còn nặng nề hơn.
Mặc dù sau đó, lực lượng chức năng đã làm rõ thông tin là sai sự thật, có thể tìm ra và phạt cá nhân đăng tin giả, nhưng trong thời gian đó đã gây bao hoang mang, dao động trong lòng người dân, thậm chí có thể dẫn tới những hành động bộc phát do lo sợ quá độ, gây tổn hại cho nỗ lực phòng dịch của các cấp chính quyền.
Điều đáng nói là việc không ít người không cần kiểm chứng đã vô tư chia sẻ, “nhiệt tình” bình luận. Cùng với một số đối tượng lợi dụng các thông tin này để xuyên tạc chủ trương, chính sách của nhà nước về công tác phòng chống dịch.
Ví dụ, trường hợp một MC đăng trên Facebook cá nhân thông tin không chính xác về đội ngũ tình nguyện viên ở Hải Dương vào hỗ trợ TP.HCM chống dịch, vừa mới bị Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP.HCM xử phạt 7,5 triệu đồng.