Đại sứ Hà Lan: Chúng ta có chung mục tiêu đảm bảo ĐBSCL tồn tại bền vững
- Thứ bảy - 09/04/2022 09:35
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đại sứ Hà Lan: Chúng ta có chung mục tiêu đảm bảo ĐBSCL tồn tại bền vững
Đại sứ Hà Lan cho rằng Việt Nam và Hà Lan có chung mục tiêu đảm bảo vùng ĐBSCL tồn tại bền vững trong tương lai, có khả năng phục hồi về mặt kinh tế và sinh thái.
Chiều muộn ngày 8-4, Cơ quan đại diện ngoại giao Hà Lan tại Việt Nam phối hợp với VCCI Cần Thơ và Hiệp hội doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn kinh doanh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Tham dự sự kiện có Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cùng lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL và 20 đại biểu đến từ các cơ quan của chính phủ, cơ sở nghiên cứu và các doanh nghiệp Hà Lan, Việt Nam.
Phát biểu tại diễn đàn, Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman cho rằng ĐBSCL có vai trò quan trọng về kinh tế, sinh thái và xã hội không chỉ đối với Việt Nam mà còn với các bên liên quan trong khu vực, quốc tế, trong đó có Hà Lan.
“Chúng ta có chung mục tiêu đảm bảo vùng ĐBSCL tồn tại bền vững trong tương lai, có khả năng phục hồi về mặt kinh tế và sinh thái. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận thuận thiên, liên ngành và tích hợp.
Chúng tôi tin tưởng rằng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có thể thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh doanh. Hà Lan mong muốn trở thành đối tác của Việt Nam trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược của hai nước về nước và biến đổi khí hậu, nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực”- Đại sứ Akkerman chia sẻ.
Diễn đàn là cơ hội để Hà Lan cập nhật chương trình nghị sự Việt Nam - Hà Lan tại ĐBSCL và giới thiệu các giải pháp của Hà Lan để giải quyết những thách thức ở vùng này.
Các tham luận xung quanh vấn đề về nông nghiệp, nước, công nghệ hậu cần, phát triển trung tâm nông nghiệp của vùng. Cạnh đó, các đại biểu cũng trình bày nghiên cứu toàn diện về cơ hội đầu tư và dự án kinh doanh tại ĐBSCL.
Cạnh đó, diễn đàn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam và Hà Lan gặp gỡ, trao đổi và mở rộng các cơ hội kinh doanh cùng nhiều giải pháp đổi mới sáng tạo và các kinh nghiệm của Hà Lan trong lĩnh vực nước, nông nghiệp và hậu cần, thông qua cơ chế đối tác đa dạng.
Được biết, Hà Lan đã đầu tư khoảng 50 triệu USD từ ngân sách nhà nước và nguồn lực tư nhân cho các dự án và sáng kiến tại ĐBSCL. Số lượng dự án vẫn tiếp tục gia tăng.
Chiều muộn ngày 8-4, Cơ quan đại diện ngoại giao Hà Lan tại Việt Nam phối hợp với VCCI Cần Thơ và Hiệp hội doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn kinh doanh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Tham dự sự kiện có Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cùng lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL và 20 đại biểu đến từ các cơ quan của chính phủ, cơ sở nghiên cứu và các doanh nghiệp Hà Lan, Việt Nam.
Phát biểu tại diễn đàn, Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman cho rằng ĐBSCL có vai trò quan trọng về kinh tế, sinh thái và xã hội không chỉ đối với Việt Nam mà còn với các bên liên quan trong khu vực, quốc tế, trong đó có Hà Lan.
“Chúng ta có chung mục tiêu đảm bảo vùng ĐBSCL tồn tại bền vững trong tương lai, có khả năng phục hồi về mặt kinh tế và sinh thái. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận thuận thiên, liên ngành và tích hợp.
Chúng tôi tin tưởng rằng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có thể thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh doanh. Hà Lan mong muốn trở thành đối tác của Việt Nam trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược của hai nước về nước và biến đổi khí hậu, nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực”- Đại sứ Akkerman chia sẻ.
Diễn đàn là cơ hội để Hà Lan cập nhật chương trình nghị sự Việt Nam - Hà Lan tại ĐBSCL và giới thiệu các giải pháp của Hà Lan để giải quyết những thách thức ở vùng này.
Cạnh đó, diễn đàn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam và Hà Lan gặp gỡ, trao đổi và mở rộng các cơ hội kinh doanh cùng nhiều giải pháp đổi mới sáng tạo và các kinh nghiệm của Hà Lan trong lĩnh vực nước, nông nghiệp và hậu cần, thông qua cơ chế đối tác đa dạng.
Được biết, Hà Lan đã đầu tư khoảng 50 triệu USD từ ngân sách nhà nước và nguồn lực tư nhân cho các dự án và sáng kiến tại ĐBSCL. Số lượng dự án vẫn tiếp tục gia tăng.