Cần sự vào cuộc quyết liệt trong xây dựng danh mục vị trí việc làm
- Thứ hai - 14/08/2023 03:20
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cần sự vào cuộc quyết liệt trong xây dựng danh mục vị trí việc làm
(HGO) - Sáng ngày 11-8, ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng danh mục vị trí việc làm trong cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh (ban chỉ đạo).
Ban chỉ đạo đã xây dựng dự thảo Hướng dẫn một số nội dung xây dựng vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, viên chức và xác định biên chế cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Hậu Giang. Dự thảo hướng dẫn nêu rõ về mục đích, yêu cầu, nguyên tắc xây dựng vị trí việc làm; phạm vi, đối tượng; nội dung thực hiện; tổ chức thực hiện.
Theo dự thảo hướng dẫn này, phạm vi thực hiện là các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; Trường Chính trị tỉnh, Báo Hậu Giang; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; các huyện ủy, thị ủy, thành ủy (trong đó bao gồm các cơ quan tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp; các cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện).
Đối tượng thực hiện là cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ cấp tỉnh đến cấp huyện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các quy định, hướng dẫn khác của Trung ương.
Các bước tiến hành gồm: Bước 1 - thu thập, thống kê công việc cá nhân, tổ chức, cơ quan; bước 2 - phân tích tổ chức; bước 3 - phân nhóm công việc trong từng phòng, ban, cơ quan; bước 4 - thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ; bước 5 - xác định vị trí việc làm; bước 6 - xác định khung năng lực cho mỗi vị trí việc làm; bước 7 - xây dựng bản mô tả vị trí việc làm; bước 8 - xác định cơ cấu ngạch công chức, viên chức và tính số lượng công chức, viên chức làm việc cho mỗi vị trí việc làm; bước 9 - thẩm định, hoàn thiện bản mô tả vị trí việc làm và tổng hợp danh mục vị trí việc làm, số lượng cán bộ trong cơ quan.
Căn cứ theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo xây dựng danh mục vị trí việc làm của tỉnh, thủ trưởng các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh chỉ đạo, xây dựng danh mục vị trí việc làm theo chuyên môn phụ trách của hệ thống tổ chức mình (cấp tỉnh, huyện), phối hợp thống nhất với các huyện, thị, thành ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh trong việc xác định vị trí việc làm, khung năng lực vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, viên chức, biên chế của cấp huyện và tương đương.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, đề nghị các thành viên trong ban chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, đóng góp cho dự thảo hướng dẫn và các biểu mẫu có liên quan đến việc xây dựng danh mục vị trí việc làm, chậm nhất đến ngày 15-8 gửi về Ban Tổ chức Tỉnh ủy để tổng hợp, hoàn chỉnh các văn bản trình Thường trực Tỉnh ủy.
Bí thư Tỉnh ủy cho rằng việc xây dựng danh mục vị trí việc làm trong cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh là việc làm vừa mới, vừa khó nên đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Trong quá trình thực hiện phải xác định rõ trong một cơ quan, đơn vị có bao nhiêu vị trí việc làm và tương ứng với mỗi vị trí việc làm thì cần bao nhiêu người làm việc để hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đó.
Đồng thời, xác định năng lực giải quyết công việc của cán bộ theo từng cấp độ từ đơn giản đến phức tạp; định hướng đào tạo, tuyển dụng, luân chuyển, điều động cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tế…
Ban chỉ đạo đã xây dựng dự thảo Hướng dẫn một số nội dung xây dựng vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, viên chức và xác định biên chế cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Hậu Giang. Dự thảo hướng dẫn nêu rõ về mục đích, yêu cầu, nguyên tắc xây dựng vị trí việc làm; phạm vi, đối tượng; nội dung thực hiện; tổ chức thực hiện.
Đối tượng thực hiện là cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ cấp tỉnh đến cấp huyện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các quy định, hướng dẫn khác của Trung ương.
Các bước tiến hành gồm: Bước 1 - thu thập, thống kê công việc cá nhân, tổ chức, cơ quan; bước 2 - phân tích tổ chức; bước 3 - phân nhóm công việc trong từng phòng, ban, cơ quan; bước 4 - thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ; bước 5 - xác định vị trí việc làm; bước 6 - xác định khung năng lực cho mỗi vị trí việc làm; bước 7 - xây dựng bản mô tả vị trí việc làm; bước 8 - xác định cơ cấu ngạch công chức, viên chức và tính số lượng công chức, viên chức làm việc cho mỗi vị trí việc làm; bước 9 - thẩm định, hoàn thiện bản mô tả vị trí việc làm và tổng hợp danh mục vị trí việc làm, số lượng cán bộ trong cơ quan.
Căn cứ theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo xây dựng danh mục vị trí việc làm của tỉnh, thủ trưởng các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh chỉ đạo, xây dựng danh mục vị trí việc làm theo chuyên môn phụ trách của hệ thống tổ chức mình (cấp tỉnh, huyện), phối hợp thống nhất với các huyện, thị, thành ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh trong việc xác định vị trí việc làm, khung năng lực vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, viên chức, biên chế của cấp huyện và tương đương.
Bí thư Tỉnh ủy cho rằng việc xây dựng danh mục vị trí việc làm trong cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh là việc làm vừa mới, vừa khó nên đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Trong quá trình thực hiện phải xác định rõ trong một cơ quan, đơn vị có bao nhiêu vị trí việc làm và tương ứng với mỗi vị trí việc làm thì cần bao nhiêu người làm việc để hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đó.
Đồng thời, xác định năng lực giải quyết công việc của cán bộ theo từng cấp độ từ đơn giản đến phức tạp; định hướng đào tạo, tuyển dụng, luân chuyển, điều động cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tế…