Cán bộ không gương mẫu thì khó qua mắt người dân
- Thứ ba - 08/02/2022 02:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cán bộ không gương mẫu thì khó qua mắt người dân
“Cán bộ, đảng viên không nêu gương, không chấp hành nghiêm các quy định pháp luật thì có thể là qua mắt được cấp trên nhưng không thể qua mắt được người dân”.
Với nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong năm 2022 là động viên nhân dân thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát quả dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân cũng sẽ được đẩy mạnh.
Đặc biệt, MTTQ sẽ tổ chức giám sát sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Để hiểu hơn về những định hướng công tác Mặt trận trong năm 2022, phóng viên VOV trao đổi với ông Lê Tiến Châu – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
PV: Thưa ông, để tiếp tục phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc thì những định hướng trọng tâm của công tác Mặt trận trong năm 2022 là gì?
Ông Lê Tiến Châu: Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong năm 2022 chúng tôi tiếp tục có những định hướng mới, trong đó tập trung đồng hành cùng với Chính phủ, chính quyền các cấp để thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ về phục hồi kinh tế, theo một chiến lược mới là thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát quả dịch bệnh Covid-19. Trong đó, tập trung phát động phong trào thi đua thiết thực để phục hồi, phát triển kinh tế. Trong thực hiện Nghị quyết của 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai, phục hồi phát triển kinh tế-xã hội.
Thứ hai, tập trung vào công tác giám sát và phản biện xã hội với cách làm và sự lựa chọn phù hợp khả năng của mình, chọn những nhiệm vụ trọng tâm, những vấn đề người dân, doanh nghiệp, bức xúc và để qua giám sát phản biện đó báo cáo với Đảng phối hợp cùng chính quyền giải quyết những bức xúc của người dân.
Thứ ba, chúng tôi đổi mới công tác tổng hợp, tập hợp ý kiến kiến nghị của cử tri, nhân dân để phản ánh với Đảng và đặc biệt là sẽ trình bày những ý kiến kiến nghị đó ở các diễn đàn của Quốc hội, trên cơ sở đó có những giải pháp tháo gỡ, giải quyết những yêu cầu đặt ra.
Thứ tư, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống Mặt trận và các tổ chức thành viên để phát huy được sức mạnh của cả hệ thống và phát huy được sức mạnh của 48 thành viên, tạo ra một sức mạnh tổng hợp trong công việc.
PV: Vậy cụ thể Mặt trận sẽ tiếp tục vận động nhân dân thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát quả dịch bệnh Covid-19 như thế nào?
Ông Lê Tiến Châu: Chúng tôi tiếp tục đổi mới trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chiến lược mới của Chính phủ, thích đến an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả, bằng cách người dân không thể lơ là chủ quan được, vì diễn biến dịch bệnh sẽ còn rất phức tạp. Nếu người dân không ý thức tự bảo vệ mình, không thực hiện đầy đủ 5K + vaccine thì các chiến lược sẽ gặp những khó khăn.
Thứ hai nữa là chúng tôi phát động các phong trào thi đua các cuộc vận động để người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia phục hồi kinh tế, phát huy tối đa Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ. Trong chức năng, nhiệm vụ của mình, chúng tôi sẽ tổ chức các hoạt động giám sát, để nhận diện, phát hiện ra những điểm nghẽn, những khó khăn trong quá trình triển khai, để phản ánh với Đảng với chính quyền các cấp cùng tháo gỡ.
PV: Những năm qua MTTQ Việt Nam đã phát huy ngày càng rõ nét hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Năm 2022, MTTQ Việt Nam sẽ có giải pháp gì để tiếp tục thể hiện vai trò này, thưa ông?
Ông Lê Tiến Châu: Điều quan trọng là thường xuyên có những hình thức phù hợp để nắm bắt được tình hình nhân dân, tiếp thu, tổng hợp các ý kiến, bức xúc của người dân và doanh nghiệp để từ đó báo cáo với các cấp có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, chúng tôi giám sát quá trình tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ trong quá trình triển khai thực hiện.
Ngoài ra, Mặt trận còn tổ chức các hoạt động đối thoại của cấp ủy chính quyền với người dân, tổ chức hoạt động tiếp xúc cử tri giữa đại biểu Quốc hội với đại biểu HĐND các cấp một cách thường xuyên hơn chứ không phải là trước và sau kỳ họp.
Chúng tôi sẽ lựa chọn những vấn đề bức xúc nổi cộm xảy ra ở các địa phương, các vụ việc có nguy cơ hình thành những điểm nóng. Trong nội dung giám sát còn đưa ra một chuyên đề giám sát việc nêu gương việc chấp hành điều lệ Nghị quyết của Đảng đối với cán bộ và đảng viên, đặc biệt là cán bộ chủ chốt.
PV: Một nội dung đáng chú ý được MTTQ tập trung giám sát trong năm 2022 đó là giám sát sự dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Vậy Mặt trận sẽ phát huy vai trò của nhân dân như thế nào để cùng tham gia giám sát, thưa ông?
Ông Lê Tiến Châu: Việc nêu gương của cán bộ, đảng viên là nêu gương trong công việc, trong hành động, trong cuộc sống. Nếu cán bộ, đảng viên không nêu gương, không chấp hành nghiêm các quy định pháp luật thì có thể là qua mắt được tổ chức, qua mắt được cấp trên nhưng không thể qua mắt được người dân. Vì người dân ở đâu ta cũng có và khi người dân ý thức được trách nhiệm của mình cùng góp phần với Đảng, chính quyền thì họ sẽ có nhiều cách, nhiều kênh, để phản ánh.
Chúng tôi sẽ xây dựng hệ thống các kênh thông tin để người dân thuận lợi trong vấn đề phát hiện ra những việc làm chưa đúng, chưa chuẩn mực, không phù hợp, từ đó hệ thống Mặt trận và các tổ chức thành viên phát hiện ra. Trước hết là tổng hợp lại các ý kiến đó để phản ánh. Có việc có thể góp ý để khắc phục, sửa chữa nhưng nếu có những hành vi vi phạm, sai phạm đến mức phải xem xét thì chúng tôi sẽ tổ chức giám sát.
Qua hoạt động giám sát chúng tôi cũng có thể phát hiện ra những việc làm chưa đúng, chưa gương mẫu của cán bộ đảng viên, từ đó tham mưu cho Đảng, cùng với chính quyền khắc phục, chấn chỉnh.
PV: Vâng, xin trân trọng cảm ơn ông!./.
Với nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong năm 2022 là động viên nhân dân thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát quả dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân cũng sẽ được đẩy mạnh.
Đặc biệt, MTTQ sẽ tổ chức giám sát sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Để hiểu hơn về những định hướng công tác Mặt trận trong năm 2022, phóng viên VOV trao đổi với ông Lê Tiến Châu – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
PV: Thưa ông, để tiếp tục phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc thì những định hướng trọng tâm của công tác Mặt trận trong năm 2022 là gì?
Ông Lê Tiến Châu: Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong năm 2022 chúng tôi tiếp tục có những định hướng mới, trong đó tập trung đồng hành cùng với Chính phủ, chính quyền các cấp để thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ về phục hồi kinh tế, theo một chiến lược mới là thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát quả dịch bệnh Covid-19. Trong đó, tập trung phát động phong trào thi đua thiết thực để phục hồi, phát triển kinh tế. Trong thực hiện Nghị quyết của 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai, phục hồi phát triển kinh tế-xã hội.
Thứ hai, tập trung vào công tác giám sát và phản biện xã hội với cách làm và sự lựa chọn phù hợp khả năng của mình, chọn những nhiệm vụ trọng tâm, những vấn đề người dân, doanh nghiệp, bức xúc và để qua giám sát phản biện đó báo cáo với Đảng phối hợp cùng chính quyền giải quyết những bức xúc của người dân.
Thứ ba, chúng tôi đổi mới công tác tổng hợp, tập hợp ý kiến kiến nghị của cử tri, nhân dân để phản ánh với Đảng và đặc biệt là sẽ trình bày những ý kiến kiến nghị đó ở các diễn đàn của Quốc hội, trên cơ sở đó có những giải pháp tháo gỡ, giải quyết những yêu cầu đặt ra.
Thứ tư, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống Mặt trận và các tổ chức thành viên để phát huy được sức mạnh của cả hệ thống và phát huy được sức mạnh của 48 thành viên, tạo ra một sức mạnh tổng hợp trong công việc.
PV: Vậy cụ thể Mặt trận sẽ tiếp tục vận động nhân dân thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát quả dịch bệnh Covid-19 như thế nào?
Ông Lê Tiến Châu: Chúng tôi tiếp tục đổi mới trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chiến lược mới của Chính phủ, thích đến an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả, bằng cách người dân không thể lơ là chủ quan được, vì diễn biến dịch bệnh sẽ còn rất phức tạp. Nếu người dân không ý thức tự bảo vệ mình, không thực hiện đầy đủ 5K + vaccine thì các chiến lược sẽ gặp những khó khăn.
Thứ hai nữa là chúng tôi phát động các phong trào thi đua các cuộc vận động để người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia phục hồi kinh tế, phát huy tối đa Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ. Trong chức năng, nhiệm vụ của mình, chúng tôi sẽ tổ chức các hoạt động giám sát, để nhận diện, phát hiện ra những điểm nghẽn, những khó khăn trong quá trình triển khai, để phản ánh với Đảng với chính quyền các cấp cùng tháo gỡ.
PV: Những năm qua MTTQ Việt Nam đã phát huy ngày càng rõ nét hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Năm 2022, MTTQ Việt Nam sẽ có giải pháp gì để tiếp tục thể hiện vai trò này, thưa ông?
Ông Lê Tiến Châu: Điều quan trọng là thường xuyên có những hình thức phù hợp để nắm bắt được tình hình nhân dân, tiếp thu, tổng hợp các ý kiến, bức xúc của người dân và doanh nghiệp để từ đó báo cáo với các cấp có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, chúng tôi giám sát quá trình tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ trong quá trình triển khai thực hiện.
Ngoài ra, Mặt trận còn tổ chức các hoạt động đối thoại của cấp ủy chính quyền với người dân, tổ chức hoạt động tiếp xúc cử tri giữa đại biểu Quốc hội với đại biểu HĐND các cấp một cách thường xuyên hơn chứ không phải là trước và sau kỳ họp.
Chúng tôi sẽ lựa chọn những vấn đề bức xúc nổi cộm xảy ra ở các địa phương, các vụ việc có nguy cơ hình thành những điểm nóng. Trong nội dung giám sát còn đưa ra một chuyên đề giám sát việc nêu gương việc chấp hành điều lệ Nghị quyết của Đảng đối với cán bộ và đảng viên, đặc biệt là cán bộ chủ chốt.
PV: Một nội dung đáng chú ý được MTTQ tập trung giám sát trong năm 2022 đó là giám sát sự dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Vậy Mặt trận sẽ phát huy vai trò của nhân dân như thế nào để cùng tham gia giám sát, thưa ông?
Ông Lê Tiến Châu: Việc nêu gương của cán bộ, đảng viên là nêu gương trong công việc, trong hành động, trong cuộc sống. Nếu cán bộ, đảng viên không nêu gương, không chấp hành nghiêm các quy định pháp luật thì có thể là qua mắt được tổ chức, qua mắt được cấp trên nhưng không thể qua mắt được người dân. Vì người dân ở đâu ta cũng có và khi người dân ý thức được trách nhiệm của mình cùng góp phần với Đảng, chính quyền thì họ sẽ có nhiều cách, nhiều kênh, để phản ánh.
Chúng tôi sẽ xây dựng hệ thống các kênh thông tin để người dân thuận lợi trong vấn đề phát hiện ra những việc làm chưa đúng, chưa chuẩn mực, không phù hợp, từ đó hệ thống Mặt trận và các tổ chức thành viên phát hiện ra. Trước hết là tổng hợp lại các ý kiến đó để phản ánh. Có việc có thể góp ý để khắc phục, sửa chữa nhưng nếu có những hành vi vi phạm, sai phạm đến mức phải xem xét thì chúng tôi sẽ tổ chức giám sát.
Qua hoạt động giám sát chúng tôi cũng có thể phát hiện ra những việc làm chưa đúng, chưa gương mẫu của cán bộ đảng viên, từ đó tham mưu cho Đảng, cùng với chính quyền khắc phục, chấn chỉnh.
PV: Vâng, xin trân trọng cảm ơn ông!./.