https://huunghi.haugiang.gov.vn


10 năm xây dựng nông thôn mới: Hậu Giang - điểm sáng vùng ĐBSCL

10 năm xây dựng nông thôn mới: Hậu Giang - điểm sáng vùng ĐBSCL
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo tỉnh Hậu Giang bên lề hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL
Với xuất phát điểm khá thấp, trong 10 năm qua nhờ sự chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại, tỉnh Hậu Giang đã đạt được nhiều kết quả hết sức ấn tượng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM).
Dự kiến kết thúc năm 2020, số xã đạt chuẩn NTM ở Hậu Giang được nâng lên 35/53 xã; số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM nâng lên là 3/8 đơn vị, số xã NTM nâng cao là 3 xã, bình quân các xã đạt 17,04 tiêu chí và không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí. Đến nay, toàn tỉnh có 29/53 xã đạt chuẩn NTM, đạt 54,72%, so với kết thúc giai đoạn 1 (năm 2015) là tăng 16 xã.
Qua quá trình thực hiện, Hậu Giang được nhiều bộ, ngành T.Ư đánh giá là điểm sáng của vùng ĐBSCL trong phong trào xây dựng NTM.
Được biết, tổng vốn huy động để đầu tư xây dựng NTM (giai đoạn 2010-2020) trên địa bàn tỉnh đạt hơn 32.500 tỷ đồng. Tỉnh đã thực hiện mới, cũng như sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, bêtông hóa trên 651km đường giao thông và 357 cây cầu; giúp  52/53 xã có đường ôtô về đến trung tâm xã và 407/407 ấp có đường xe 2 bánh đi lại dễ dàng...
Theo ông Huỳnh Thành Hữu - Phó chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Hậu Giang, điều đáng mừng là hiện nay từ tỉnh đến các huyện đều thành lập được các Văn phòng điều phối NTM. Qua đây, đã góp phần tham mưu, xây dựng kế hoạch, lộ trình xây dựng NTM để lãnh đạo địa phương có hướng chỉ đạo sâu sát và hiệu quả.
Từ nguồn kinh phí của chương trình NTM, hàng năm đơn vị đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác NTM, trong đó có cập nhật thêm những kiến thức mới để cán bộ vận dụng cho phù hợp và đúng quy định.
Nâng cao đời sống người dân
Bên cạnh việc tạo thương hiệu, tỉnh còn mở rộng liên kết thị trường tiêu thụ, cũng như phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác. Qua đây, góp phần khuyến khích nông dân phát triển sản xuất, hình thành được những vùng sản xuất chuyên canh, tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao”.
Xác định nâng cao nguồn thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo là cốt lõi mà chương trình xây dựng NTM hướng đến, do đó ngành nông nghiệp tỉnh đã đề ra nhiều chương trình, dự án gắn với vùng sản xuất và đã mang lại hiệu quả cho người dân. Đến cuối năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt 41 triệu đồng/người/năm (tăng gần 30 triệu đồng so với năm 2010).
Tỷ lệ hộ nghèo xét theo hướng đa chiều toàn tỉnh từ 8,92% (năm 2010) giảm xuống còn 7,13% (năm 2018); riêng tại các xã đạt chuẩn NTM thì hộ nghèo còn dưới 4%.
Ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết: “Từ những chủ trương, chính sách, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ chăm lo cho người dân trong phát triển sản xuất, đời sống văn hóa, tinh thần, cũng như bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội đã mang lại cho bà con nông thôn cuộc sống bình an, yên tâm sản xuất.
Cùng với đó là những sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn gắn với ưu đãi phát triển kinh tế tập thể... góp phần nâng cao giá trị lao động nông thôn và nâng cao thu nhập cho người dân”.
 

Nguồn tin: Báo Dân Việt

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây